Người Tổ trưởng dân phố mẫu mực, hết lòng vì cộng đồng

Nhiều người dân trong Tổ dân phố 22 đều thừa nhận chị Nhi là một tấm gương mẫu mực, hết lòng vì cộng đồng.
Nhiều người dân trong Tổ dân phố 22 đều thừa nhận chị Nhi là một tấm gương mẫu mực, hết lòng vì cộng đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đảm nhận Tổ trưởng Tổ dân phố 22 ở độ tuổi ngoài 40, chị Đoàn Thị Thanh Nhi trở thành người Tổ trưởng trẻ nhất phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tuy vậy, những kết quả ấn tượng qua việc làm cần mẫn và sáng tạo của chị đã để lại những hình ảnh đẹp trong lòng bà con. Nhắc đến chị, nhiều cụ cao tuổi và khó tính nhất trong Tổ đều gật đầu: chị là một tấm gương mẫu mực, hết lòng vì cộng đồng.

Nửa đêm cũng đến với người bệnh COVID-19

Dù mới làm Tổ trưởng Tổ dân phố 22 được một năm, nhưng chị Đoàn Thị Thanh Nhi đã giúp “bộ mặt” của Tổ dân phố thay đổi rất nhiều. Khu phố trở nên khang trang hơn, đường làng, ngõ phố sạch đẹp lên từng ngày; đặc biệt không còn tình trạng các hộ dân đổ rác thải bừa bãi ra đường như trước kia...

Để có được thành quả đó, nhiều lúc, chị Nhi phải đảm trách rất nhiều vị trí công tác khác nhau, lúc thì là tuyên truyền viên đi từng hộ gia đình hướng dẫn cho người dân về cách phòng chống dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết; lúc thì “vào vai” cô y tá đến từng hộ gia đình đo nồng độ ô-xy cho những bệnh nhân dương tính với COVID-19 rồi thông báo kết quả cho Y tế phường. Nhiều lúc, chị lại làm cô lao công đi chở đất, mua hoa về trồng trên tuyến phố do Tổ dân phố tự quản hoặc trực tiếp đi thu gom rác do một số hộ dân để không đúng nơi quy định...

Theo “truyền thống” của Tổ dân phố 22, trước đó, các Tổ trưởng đều do những cán bộ về hưu hoặc những bác có độ tuổi trên 60 đảm trách, do vậy khi được Chi bộ Tổ dân phố giới thiệu ra làm Tổ trưởng, chị Nhi không khỏi lo lắng. Nhưng được sự động viên, khích lệ của cấp trên và sự tin tưởng của bà con, chị tự tin bắt tay vào công việc với tinh thần, khí thế của một người “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”.

Lúc chị đảm nhận công việc cũng là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh và vô cùng phức tạp. Khối lượng công việc lớn, bao nhiêu đầu việc dồn dập ập đến, trong khi yêu cầu tốc độ phải nhanh chóng, quyết liệt. Do các vị Tổ trưởng tiền nhiệm trước đây chưa thiết lập “hệ thống thông tin điện tử” để quản lý và điều hành công việc; bởi vậy để công việc vừa tiến hành thuận lợi, vừa đảm bảo thông tin “đúng, đủ, nhanh, chính xác”, chị Nhi đã mạnh dạn đề xuất cập nhật thông tin của tất cả cư dân trong Tổ và đưa lên nhóm điều hành Zalo.

Chị bắt đầu đi đến từng nhà, hỏi tên từng người, từng số điện thoại để lấy thông tin. Cần mẫn không kể ngày đêm, sau vài tuần liên tục, chị đã có trong tay danh sách đầy đủ của mọi cư dân trong tổ- kể cả những hộ gia đình lao động và sinh viên thuê trọ.

Từ đó, mọi thông tin cần thiết trong phòng chống dịch, từ lịch tiêm chủng, xét nghiệm, nguyên tắc cách ly, phát phiếu đi chợ... đến việc thu gom rác thải của gia đình có người mắc Covid-19 đều được công khai đưa lên nhóm để bà con nắm rõ, cùng tham gia góp ý. Hầu hết các thắc mắc của người dân đều được chị trả lời nhanh chóng, giải thích rõ ràng, cặn kẽ.

Có những thời điểm trong Tổ dân phố có hàng chục gia đình có người dương tính với COVID-19, tâm lý bà con vô cùng hoang mang, lo lắng, nhất là những gia đình có toàn bộ thành viên thuộc diện phải cách ly. Không quản ngại vất vả, chị cùng với cán bộ Y tế phường đến từng nhà phát thuốc và phiếu hướng dẫn người dân cách tự chăm sóc, điều trị bệnh, động viên bà con. Nhiều người dân không biết cách khai báo y tế, chị cũng sẵn sàng làm giúp.

Chị Đoàn Thị Thanh Nhi đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các hộ gia đình trong Tổ.

Chị Đoàn Thị Thanh Nhi đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các hộ gia đình trong Tổ.

Thậm chí, có những đêm khuya, 1-2 giờ sáng, mưa phùn giá rét, chị vẫn mang máy đo nồng độ ô-xy đến từng khu nhà trọ của sinh viên. “Nghe các cháu gọi điện, mình thấy thương quá. Sinh viên xa nhà mà bị mắc COVID-19, không thuốc uống, không có máy đo nồng độ ô-xy, nửa đêm sốt cao tới 40-41 độ C, lại không có người thân bên cạnh,... Trong tình huống ấy, mình không cầm lòng được”, chị Nhi tâm sự.

Với những gia đình không có điều kiện, chị chủ động hỏi han và đi chợ thay, lúc thì mua những thực phẩm thiết yếu, lúc lại hộp thuốc điều trị hoặc dung dịch sát khuẩn...

Bên cạnh đó, để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn không bị đói cơm, đứt bữa, chị tham gia hỗ trợ cùng một chủ nhà hàng trên địa bàn để tổ chức các Bữa ăn yêu thương với giá “0 đồng”... Cứ như vậy, trong suốt gần một năm dịch bùng phát mạnh, chị như con thoi, liên tục có mặt ở những “điểm nóng” nhất trong Tổ để hỗ trợ bà con. Có những ngày, chị chỉ ngủ được 3-4 tiếng đồng hồ; chỉ về nhà ăn vội bát cơm với gia đình rồi lại tất tả chạy đi lo việc làng, việc xóm.

“Chân đi, miệng nói, tay làm”

Từ ngày có chị làm tổ trưởng, đường làng, ngõ phố trở nên khang trang, sạch đẹp hơn hẳn. Trước đây, ngay đầu Ngõ 3 luôn tồn tại điểm xả rác bừa bãi, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến cho con ngõ trở nên nhếch nhác.

“Các bác tổ trưởng trước đây cũng nhiều lần nhắc nhở bà con, nhưng chỉ được thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy. Nhưng lần này tôi nêu quyết tâm phải làm cho triệt để. Tất nhiên, để thay đổi thói quen này không thể trong ngày một, ngày hai mà phải có biện pháp”, chị Nhi tâm sự.

Chị Nhi tham gia hỗ trợ một chủ nhà hàng trên địa bàn trong việc tổ chức các Bữa ăn yêu thương với giá "0 đồng" để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19.

Chị Nhi tham gia hỗ trợ một chủ nhà hàng trên địa bàn trong việc tổ chức các Bữa ăn yêu thương với giá "0 đồng" để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19.

Biện pháp của chị là sự nêu gương, là “chân đi, miệng nói, tay làm”. Không chỉ vận động bà con đổ rác đúng nơi quy định, chị còn cất công “theo dõi” để “bắt quả tang” những người chưa có ý thức chấp hành quy định mà Tổ dân phố đề ra. Mưa dầm thấm lâu, lại vốn là Cử nhân Luật nên khi chị giải thích, ai cũng thấy vẹn lý, thuận tình, bởi vậy dần dần mọi người đều ủng hộ chị.

Mỗi khi đi đường mà thấy ngõ phố không được sạch sẽ, chị lại về nhà lấy chổi ra quét dọn. Nhất là mỗi sáng cuối tuần, khi nhiều người còn chưa tỉnh giấc, đã nghe tiếng chổi của chị vang lên nơi đầu ngõ. Chị xác định, muốn dân hiểu, dân tin, dân làm theo thì trước tiên mình phải “xắn tay áo” vào công việc.

Từ đó đến nay, đã thành thông lệ, vào mỗi sáng Thứ 7, nhiều người dân đã tự giác tham gia vệ sinh môi trường. Việc làm này đã hình thành nên nét đẹp văn hóa của người dân trong Tổ, bà con vừa làm việc, vừa chuyện trò, hỏi thăm nhau, tiếng cười nói rộn rã, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó thân thiết mà trước đây hiếm khi có được.

Giờ đây, ai đi ngang qua con phố Nguyễn Văn Huyên kéo dài đều nhận thấy những sắc hoa được trồng dưới mỗi gốc sấu trên vỉa hè ngày một khoe sắc. Có được điều đó, chị đã kêu gọi nhân dân và chị em phụ nữ trong Tổ cùng nhau góp sức, góp tiền ủng hộ. Nhiều hôm, đường phố đã lên đèn mà chị vẫn còn cặm cụi xới đất, xách từng xô nước để tưới cho những khóm hoa mới trồng trên con phố được giao cho Tổ dân phố tự quản.

Từ ngày chị Nhi làm Tổ trưởng Tổ dân phố 22, vỉa hè phố Nguyễn Văn Huyên kéo dài cũng trở nên sạch đẹp hơn.

Từ ngày chị Nhi làm Tổ trưởng Tổ dân phố 22, vỉa hè phố Nguyễn Văn Huyên kéo dài cũng trở nên sạch đẹp hơn.

Dù làm rất nhiều việc không tên, nhưng đôi khi người Tổ trưởng dân phố không tránh khỏi những phàn nàn, kêu ca. Tuy nhiên, không vì thế mà chị nản chí. “Không làm thì thôi, còn khi đã nhận nhiệm vụ thì phải làm hết trách nhiệm, hết sức lực của mình.”- chị vừa nói vừa đưa tay lau vội giọt mồ hôi trên khuôn mặt khi vừa trở về từ một điểm ngập lụt trong khu phố.

Chẳng là sau một trận mưa to kéo dài, nhiều hộ gia đình bị nước tràn vào nhà, nhiều đoạn cống bị sập…. Người đầu tiên mà bà con gọi là Tổ trưởng dân phố. Xuống đến nơi, dù nước ngập đến bụng, chị cũng không ngại ngần lội vào những chỗ ngập sâu nhất để thu thập thông tin phản ánh lên cấp trên tìm giải pháp khắc phục.

Ngoài làm Tổ trưởng Tổ dân phố, chị còn đảm trách thêm vai trò là Tổ trưởng tổ hòa giải, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ… Một niềm vui như góp thêm động lực cho chị khi mới đây, Chi hội Chữ thập đỏ của Tổ dân phố 22 là Chi hội duy nhất trong 26 Chi hội của phường Quan Hoa được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vì những thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ. Cá nhân chị cũng được Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy tặng Giấy khen và UBND phường Quan Hoa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch 2022…

Vậy nhưng, khi trò chuyện với tôi, chị cười khiêm tốn: “Có được thành tích như hôm nay là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo phường, sự ủng hộ, yêu mến của bà con trong Tổ. Bởi nếu bà con không ủng hộ thì tôi không làm được gì cả. Nhưng tôi luôn coi kết quả này chỉ là bước đầu, chúng tôi phải còn phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa”.

“Dù mới đảm nhận Tổ trưởng Tổ dân phố 22 chưa lâu, nhưng nhờ sự năng động, quyết liệt và xông xáo vì việc chung, chị Nhi đã giúp diện mạo của Tổ dân phố đổi thay rõ rệt, bà con trong Tổ rất hài lòng.

Đặc biệt, trong các đợt phòng chống dịch Covid-19 trước đây và hiện nay là dịch sốt xuất huyết, chị Nhi đã rất tích cực, năng nổ cùng với cán bộ Y tế phường đi tuyền truyền, hướng dẫn người dân cách phòng dịch đạt hiệu quả tốt nhất. Chị cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ của phường để hỗ trợ kịp thời các gia đình khó khăn, neo đơn cần giúp đỡ…”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch UBND phường Quan Hoa nhận xét.

Đọc thêm

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.