Người thầy giáo giỏi có trái tim nhân hậu

Thầy giáo, hiệu trưởng Lê Công Thuận
Thầy giáo, hiệu trưởng Lê Công Thuận
(PLVN) - Tôi nghe tên thầy giáo Lê Công Thuận, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Dung - Tùng Lộc - Can Lộc -  Hà Tĩnh đã lâu, nhưng gặp anh thì đây là lần đầu. Tình yêu nghề nghiệp và trái tim thương yêu, sẻ chia với đồng loại là điều đáng trân trọng ở anh.

Người của phong trào dạy và học

Lê Công Thuận còn khá trẻ, sinh 1972, năm 1993 sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm được phân công về Can Lộc và từ đó đến nay gắn bó với “sự nghiệp trồng người” ở quê hương. Từ năm 2014 đến nay anh được phân công về Trường THCS mang tên Đặng Dung một danh tướng thời hậu Trần, có công trong lịch sử dân tộc.

Điều đặc biệt của thầy giáo Lê Công Thuận là gần như anh luôn có mặt để gây dựng phong trào học tập nơi mình được đến.

“Trước khi em về Đặng Dung, trường xếp thứ 16 của khối trung học cơ sở của huyện Can Lộc nhưng nay nhiều mặt Nhà trường đã dẫn đầu”, Lê Công Thuận tâm sự.

Năm học 2018- 2019, Trường THCS Đặng Dung có 8 học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 5 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba cấp tỉnh, phong trào hoạt động giáo dục được Đảng bộ, nhân dân xã Tùng Lộc, Phòng GD&ĐT Can Lộc, Hà Tĩnh đánh giá cao.

Đối với Trường THCS Đặng Dung, với trách nhiệm người đứng đầu, ngoài công tác quản lý, giảng dạy Lê Công Thuận đã tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương, huy động nguồn lực xã hội hóa, xây dựng thành công trường đạt “Chuẩn quốc gia” sau 10 năm, giai đoạn 2016- 2020. Tổng số kinh phí anh huy động được hơn 6, 8 tỷ đồng. Bây giờ THCS Đặng Dung trở thành ngôi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, là điểm đến tham quan, học hỏi, rút kinh nghiệm của nhiều trường trong tỉnh Hà Tĩnh.

Không chỉ thế, trước khi về Trung Lộc, Quang Lộc các trường này đều yếu, khi Lê Công Thuận đến với nơi công tác mới, các trường đều trở thành đơn vị tiên tiến cấp tỉnh. Dù cương vị là Tổ trưởng bộ môn từ những năm 1995 - 1996, phó hiệu trưởng hay hiệu trưởng như hiện nay Lê Công Thuận luôn là người khởi nguồn và trở thành động lực của phong trào dạy và học.

Ở thầy Lê Công Thuận lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề của anh luôn có tác dụng truyền cảm hứng. Nó không chỉ bằng lời nói mà còn được khẳng định trong bảng thành tích đáng nể phục: Từ ngày đứng trên bục giảng, năm 1993 đến nay, có nhiều năm anh được công nhận giáo viên đạt Thủ khoa, giải Nhất trong các cuộc thi giáo viên giỏi toàn huyện Can Lộc và toàn tỉnh Hà Tĩnh…

Tính đến năm 2018, Lê Công Thuận đã có hàng chục đề tài sáng kiến khoa học đạt bậc 4, bậc 4 xuất sắc cấp tỉnh. Đặc biệt, năm học 2014 – 2015 Lê Công Thuận đạt giải Nhất tỉnh Hà Tĩnh trong cuộc thi “Giáo viên giỏi” tỉnh Hà Tĩnh môn toán bậc THCS và có sản phẩm sáng tạo KHKT đạt bậc 4/4 cấp huyện, dự thi toàn ngành Giáo dục Hà Tĩnh đạt giải và được trưng bày ở Bộ Giáo dục và Đào tạo.

"Tôi có hạnh phúc là luôn được cộng tác với những người thầy, người cô có ý thức xây dựng, ai cũng muốn góp sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng nhà trường, nơi mình đến công tác. Tôi chỉ là người góp phần mình trong đó thôi”, Lê Công Thuận nhẹ nhàng.

Để làm tốt hơn công tác giảng dạy, nêu gương trước tập thể và học sinh, Lê Công Thuận còn là tấm gương học hỏi vươn lên. Năm 2010, Lê Công Thuận trở thành thạc sĩ, bảo vệ thành công luận văn trước Hội đồng khoa học Đại học Vinh và là giáo viên trung học cao cấp của ngành Giáo dục Hà Tĩnh.

Khó liệt kê hết thành tích của thầy Lê Công Thuận cả về đào tạo học sinh giỏi, ứng xử sư phạm, sáng kiến, sáng tạo khoa học kỹ thuật; tham gia phong trào văn hóa – thể thao tại địa phương. Hiện nay, thầy giáo Lê Công Thuận là Hội viên Hội VHNT Hà Tĩnh chuyên ngành thơ, Q. Chi hội trưởng VHNT Huyện Can Lộc. 

Thầy giáo Lê Công Thuận (thứ 3, trái sang) trong một lễ nhận phần thưởng của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh
Thầy giáo Lê Công Thuận (thứ 3, trái sang) trong một lễ nhận phần thưởng của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh

Nhen lên thương yêu

Thi thoảng trên trang facebook cá nhân, thấy Lê Công Thuận kêu gọi những tấm lòng nhân ái với các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở quê hương. Hóa ra, đã gần 15 năm nay Lê Công Thuận tốn không ít công sức cho những hoạt động hướng tới cộng đồng và nhân ái.

Lê Công Thuận tham gia công tác từ thiện nhân đạo gần 15 năm nay, chính xác bắt đầu từ năm 2004. Tôi nhớ mãi, năm 2018 thấy trên trang cá nhân Lê Công Thuận đưa tin trường hợp cháu Phan Đắc Lợi, con anh Phan Đức Thuận ở Đồng Lộc khi sinh ra không may bị suy tủy, với tình cảm của mình thầy kêu gọi những tấm lòng nhân ái giúp đỡ cháu. Đến nay, gia đình còn phải tiếp tục nhờ sự giúp đỡ, tuy nhiên bước đầu đã có nhiều khả quan.

Cơ nhiều trường hợp nhờ Lê Công Thuận kêu gọi đã giúp được thầy Nguyễn Đình Phúc ở thị Trấn Nghèn- Can Lộc có tiền chữa bệnh qua tai nạn trở lại với nghề sư phạm; hoặc cứu giúp gia cảnh hai chị em Từ Thị Dần ở Xuân Lộc- Can Lộc và gần đây như kêu gọi giúp đỡ cô giáo hợp đồng mầm non Bùi Thị Hương ở Thượng Lộc- Can Lộc - Hà Tĩnh bị tai nạn, gia cảnh khó khăn….cùng nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác.

Từ năm 2011 đến 8/2013 Lê Công Thuận đã kêu gọi các nhà tài trợ, các “mạnh thường quân” trong và ngoài ngành Giáo dục tặng 25 máy tính bàn, hai máy chiếu, một máy phô tô, nhiều máy tính casio cầm tay, hàng vạn quyển vở, hàng vạn cây bút viết, cặp sách, áo quần trị giá hơn 516 triệu đồng, để tháo gỡ khó khăn cho nhà trường và các em học sinh nghèo ở xã Quang Lộc, đưa phong trào dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, phong trào học sinh giỏi, nhất là giải toán trên máy tính casio của THCS xã Quang Lộc lên hàng đầu của huyện Can Lộc.

Lê Công Thuận còn nhận đỡ đầu nhiều trường hợp thương binh nặng, học sinh nghèo; nhiều em được giúp đỡ của anh đã trở thành những tấm gương sáng ngời về vượt khó học giỏi xuất sắc như Trần Thị Diễm đạt giải nhất tỉnh Hà Tĩnh về học sinh giỏi giải toán trên máy tính casio năm học 2014 - 2015, em Ngô Đức Công học sinh giỏi tỉnh, và nhiều em khác…

Đặc biệt, từ tháng 9/2014 đến nay với sự kết nối tình cảm của bè bạn Lê Công Thuận đã quan tâm giúp đỡ nhiều học sinh nghèo học giỏi của trường THCS Đặng Dung nơi anh làm hiệu trưởng và nhiều gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện Can Lộc, Hương Khê, Kỳ Anh của Hà Tĩnh.

Tính ra, số tiền, hiện vật mà Lê Công Thuận huy động được để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, tai nạn và học trò nghèo đã lên đến hàng tỷ đồng.

Thật may cho Lê Công Thuận, vợ anh, cô giáo Bùi Thị Hương luôn động viên, chia sẻ. Chị giúp chồng, bằng cách lên danh sách các trường hợp khó khăn mà chị biết, lo việc ở trường, nuôi dạy con để chồng có thời gian lo công việc xã hội mà anh đam mê. Hai cháu bé con vợ chồng anh đều học giỏi và ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ.

“Nói thật anh, em chưa bao giờ lạm dụng vào thời gian của một giáo chức, đi gặp gỡ mạnh thường quân, đi tặng quà chỉ đi ngoài giờ, thứ bảy, chủ nhật nên trăm thứ việc nhà đều trên tay vợ, không giúp đỡ cô ấy được việc gì”, Lê Công Thuận chân thành.

Không dừng lại ở việc tặng sách, tặng quà, trao xe đạp cho học sinh nghèo, động viên các cháu hiện nay thầy giáo Lê Công Thuận đang tập trung vận động các mạnh thường quân xây dựng 03 căn nhà tình nghĩa trên quê hương anh.

“Xuất phát từ trái tim yêu thương con người, em muốn góp phần giáo dục lòng nhân ái, trách nhiệm của con người với con người trước hết cho học trò của em. Từ đó mà lan tỏa tình yêu thương trong xã hội. Khi tham gia, em không còn suy nghĩ đến mình”, Lê Công Thuận đau đáu, đã và đang làm như vậy.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.