Người phụ nữ Xê Đăng làm giàu từ rẫy cà phê

Người phụ nữ Xê Đăng làm giàu từ rẫy cà phê
(PLO) - Đó là bà Y Hếp (ảnh, 53 tuổi, dân tộc Xê Đăng, ngụ thôn Đắk Tang, xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)- người đầu tiên của xã Đắk Xú dám thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển bền vững. 

Bà Y Hếp nhớ lại, trước kia đất đai rộng nhưng gia đình bà cũng như các hộ dân khác chỉ trồng cây lúa, cây mì nên rất vất vả mà chỉ đủ ăn. Năm 1992, bà nghe lời chồng mình là ông A Klok (là sĩ quan công an công tác tại Công an huyện Ngọc Hồi) nên đã mạnh dạn trồng 1 ha cà phê. Ông A Klok có dịp đi công tác qua các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng nên đã học hỏi được kinh nghiệm trồng cà phê về áp dụng trồng tại gia đình.

Từ 1ha cà phê trồng thử nghiệm, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, chi tiêu tiết kiệm, dành tiền để mua thêm đất canh tác, tái đầu tư cho sản xuất; hiện gia đình bà Y Hếp đã lên tới 16 ha cà phê, trải dài từ xã Đắk Xú đến xã Bờ Y. Trong đó, có 6 ha cây cà phê và 9 ha cây cao su đã cho thu hoạch, 1 ha ao cá và lấy nước tưới cho cây cà phê, 4 con bò sinh sản và nhiều gà, vịt.

Ngoài ra, được sự chung tay góp sức của chồng, bà còn mua buôn số lượng lớn phân bón từ một công ty của tỉnh Thanh Hóa để cung cấp cho bà con trong vùng với số lượng khoảng 50 tấn/năm. Giá phân bón bán cho bà con rẻ hơn giá nhiều đại lý trong vùng cùng thời điểm; đến mùa thu hoạch, người dân trả tiền cho bà với lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay của ngân hàng.

Bà Y Hếp kể: Khi mới bắt đầu làm cà phê, nhà nghèo lắm. Bà bàn với chồng buộc phải bán bộ khung nhà bằng gỗ quý lấy mấy chục triệu đồng để đầu tư cho sản xuất. Thú thực lúc đó bà băn khoăn lắm, có cái nhà làm chỗ trú thân cho cả gia đình, nay bán mất khung gỗ thì lấy gì che mưa che nắng, chưa kể khung nhà gỗ đó còn là kỷ niệm quý giá của cả gia đình. Nhưng nếu không bán để đầu tư sản xuất thì cơ hội thoát nghèo, làm giàu sẽ vuột khỏi tay nên phải quyết. 

Trời không phụ lòng người, nhờ chịu khó và đầu tư đúng hướng, sau vụ đó gia đình bà thắng đậm. Hiện vợ chồng bà đã xây dựng được nhà cửa khang trang; mua sắm ô tô con, các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình và các loại máy chuyên dụng trong nông nghiệp như máy cày, máy tưới nước, xe tải chuyên chở nông sản và các loại vật tư nông nghiệp.

Doanh thu năm 2017 của gia đình bà Y Hếp đạt trên 1 tỷ đồng, trở thành 1 trong ít người có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm của tỉnh Kon Tum từ nông nghiệp. Năm 2017, bà vinh dự là nông dân tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn nông dân trong toàn tỉnh Kon Tum đi dự Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.