Người phụ nữ U50 và hành trình lần đầu làm mẹ sau 30 năm đợi chờ mòn mỏi

Chị Huế và con trai. Ảnh: Nguyệt Anh
Chị Huế và con trai. Ảnh: Nguyệt Anh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là hành trình với vô vàn cảm xúc khó tả, hòa quyện giữa niềm vui, sự hồi hộp và cả những lo lắng. Đối với những người phụ nữ đã bước qua nửa đời người, việc mang thai và sinh con trở thành một kỳ tích, một phép màu đầy bất ngờ. Câu chuyện của chị Trần Thị Huế là minh chứng cho sức mạnh của hy vọng và tình yêu, khi chị lần đầu được ôm con trong vòng tay sau gần 30 năm hiếm muộn với bao khó khăn và thử thách.

Gần 30 năm chữa bệnh, mòn mỏi tìm con

Không biết bao nhiêu đêm trằn trọc, suy nghĩ, vợ chồng chị Trần Thị Huế (47 tuổi) và anh Đỗ Văn Cẩn ở Hưng Yên luôn mơ ước có một đứa con để gia đình thêm trọn vẹn. Tuy nhiên, suốt gần 30 năm, mọi nỗ lực có con của anh chị đều không thành công. Anh chị đã tìm đến nhiều bác sĩ và thử nhiều phương pháp điều trị vô sinh, từ Đông y đến Tây y, nhưng kết quả vẫn là con số 0.

Chị Huế kể lại, cách đây 6 năm, chị có ra bệnh viện để làm các xét nghiệm và được bác sĩ cho biết rằng khả năng mang thai của chị chỉ còn 15%. Bác sĩ khuyên chị Huế nên dừng lại vì tuổi tác và tình trạng sức khỏe không còn phù hợp cho việc tiếp tục điều trị.

"Tưởng chừng như không có duyên gặp con thì tháng 4/2023, chính vào lúc ít mong đợi nhất, phép màu đã xảy ra. Khi thấy các triệu chứng lạ, tôi đi siêu âm và được chẩn đoán mang thai 7 tuần. Lúc đó tôi vừa mừng vừa lo, bởi độ tuổi của tôi mang thai dễ gặp nhiều vấn đề”, chị Huế nói.

Bé Đỗ Tuấn Minh - con trai của chị Huế. Ảnh: Nguyệt Anh

Bé Đỗ Tuấn Minh - con trai của chị Huế. Ảnh: Nguyệt Anh

Diệu kỳ hành trình mang thai của người mẹ U50

Trong quá trình mang thai, vợ chồng chị Trần Thị Huế thường xuyên đi khám bởi anh chị muốn được theo dõi hầu hết quá trình lớn lên của đứa con sau gần 30 năm chờ đợi.

Hành trình có con với đôi vợ chồng U50 tuổi quả không dễ dàng bởi độ tuổi của chị Huế đã cao, không nằm trong độ tuổi được khuyến khích mang thai của bác sĩ, thêm vào đó là bệnh u xơ tử cung đã theo chị nhiều năm. Chính vì vậy, vợ chồng chị luôn phải cẩn thận trong mọi hoạt động ăn uống, thể chất, tinh thần. Chị Huế cũng đã quyết định nghỉ việc ở nhà để có thời gian chăm sóc cho chính mình và đứa con trong bụng.

Lần đầu được làm mẹ ở độ tuổi U50, chị Trần Thị Huế còn bỡ ngỡ: "Tôi kiểm tra NIPT xong thì được bác sĩ đưa đi chọc ối. Lúc đó tôi không biết là chọc ối như thế nào, cũng lo lắm vì bác sĩ bảo 5.000 người mới có 1 người bị rỉ ối. Khi vào phòng khám, vì lo lắng quá nên tôi bị tụt huyết áp. Nhưng sau khi nghỉ ngơi và thực hiện lại, bác sĩ cho biết kết quả chọc ối không có bất thường, lúc này tôi hạnh phúc lắm".

Trong những tháng ngày mang thai, vì lo lắng và với tâm lý muốn bảo vệ con, chị Huế luôn tuân thủ chế độ ăn uống và tập sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chị muốn đảm bảo đứa con trong bụng chị sẽ nhận được những thứ tốt đẹp nhất, được chăm sóc tốt nhất không phải bởi những chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà còn từ tình mẫu tử thiêng liêng cao cả luôn bảo vệ và soi sáng cho con.

Từng khoảnh khắc trở nên kỳ diệu và thiêng liêng hơn bao giờ hết, khi lần đầu tiên chị cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng của con trong bụng, được nhìn thấy hình ảnh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày, chị Huế tràn ngập niềm vui và hy vọng. Những cơn mệt mỏi, đau nhức hay lo lắng dường như tan biến. Giai đoạn mang thai không chỉ là hành trình thể chất, mà còn là hành trình của tình mẫu tử, từ đó mà chị được học cách yêu thương, kiên nhẫn và hi sinh nhiều hơn bao giờ hết.

'Quả ngọt' sau gần 30 năm tìm con

Khoảnh khắc con chào đời, khi tiếng khóc đầu tiên vang lên, chị Huế như vỡ òa trong hạnh phúc. Mọi khó khăn, mọi đau đớn dường như tan biến khi chị ôm đứa con bé bỏng trong vòng tay, cảm nhận hơi ấm và nhịp tim của con.

"Hôm đó bác sĩ nói tôi đi siêu âm và có thể mổ luôn trong buổi sáng. Có kết quả siêu âm thì bác sĩ báo tôi gọi người nhà chuẩn bị đồ đạc, ra làm thủ tục nhập viện để mổ. Thế là tôi mổ luôn buổi sáng hôm đấy. Kết quả tôi sinh được một bé trai nặng 3,6kg. Lúc đó tôi vui mừng, hạnh phúc nhưng cũng hồi hộp lắm, có muôn vàn cảm xúc không thể diễn tả được thành lời", chị Huế nhớ lại.

Còn đối với anh Đỗ Văn Cẩn (chồng chị Huế), phải tới tận khoảnh khắc ôm con vào lòng anh mới thực sự được thở phào nhẹ nhõm. Lúc này, anh mới dám tin vào việc hai vợ chồng đã có con thực sự.

Nụ cười bé thơ 7 tháng tuổi . Ảnh: Chị Trần Thị Huế chia sẻ

Nụ cười bé thơ 7 tháng tuổi . Ảnh: Chị Trần Thị Huế chia sẻ

Giờ đây, mỗi ngày trôi qua với chị Trần Thị Huệ là một ngày ngập tràn hạnh phúc. Nhìn con lớn lên từng ngày, chị cảm thấy mình là người mẹ may mắn và hạnh phúc nhất trên thế gian. Những tháng ngày dài chờ đợi đã được đền đáp xứng đáng bằng nụ cười, ánh mắt và sự hiện diện của đứa con yêu thương.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.