Người phụ nữ tử vong sau khi ăn mối

Hình ảnh nấm Aspegillus fumigatus trên tiêu bản nhuộm soi giải phẫu bệnh - Ảnh: BVCC
Hình ảnh nấm Aspegillus fumigatus trên tiêu bản nhuộm soi giải phẫu bệnh - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 5 ngày sau khi ăn món ăn được chế biến từ mối, người phụ nữ ở Hà Nội xuất hiện đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp,...

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa và sử dụng những kỹ thuật cao nhất nhưng bệnh nhân Ng.T.T (60 tuổi) vẫn không qua khỏi. Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị nhiễm nấm Aspergillus fumigatus sau khi ăn mối - một món ăn “đặc sản” của địa phương.

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân về quê Ninh Bình và có qua Hòa Bình mua mối sống về làm món mối rang, ăn không hết thì để thức ăn thừa và lượng mối còn sống vào trong tủ lạnh bên cạnh các thức ăn nhanh sẵn (giò, chả…).

5 ngày sau đó, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp, được xử trí theo hướng sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện tỉnh nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân sốc nặng lên, suy hô hấp, phải duy trì vận mạch liều rất cao, thở máy nhưng phổi co thắt nhiều, máy thở không thể đẩy khí vào phổi để thông khí được.

Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai ngày 30/5 trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, phổi không còn đảm bảo được chức năng thông khí ngay cả khi hỗ trợ máy thở tối đa, bệnh nhân đã được vào ECMO và tiếp tục các biện pháp hồi sức tích cực: kháng sinh, kháng nấm, lọc máu, vận mạch…

Ngay trong ngày 30/5, bệnh nhân được nội soi phế quản xuất hiện nhiều các mảng giả mạc thùy dưới phổi 2 bên. Với kinh nghiệm điều trị cho nhiều ca phức tạp, các bác sĩ đã nghĩ ngay đến nấm.

Hình ảnh soi phế quản ngày 30/5: xuất hiện giả mạc thùy dưới phổi 2 bên - Ảnh: BVCC

Hình ảnh soi phế quản ngày 30/5: xuất hiện giả mạc thùy dưới phổi 2 bên - Ảnh: BVCC

Đến ngày 1/6, nội soi phế quản thấy giả mạc phát triển trên toàn bộ niêm mạc đường thở tạo nên các đám sùi và các giả mạc đan xen nhau như mạng nhện lấp kín hết lòng khí phế quản.

Ngày 2/6, nội soi thấy các giả mạc bám thành đường thở bong dần ra. Tất cả các mẫu bệnh phẩm đường thở đều có kết quả nhuộm soi ra nấm sợi, kết quả cấy ra Aspergillus fumigatus, hình ảnh giải phẫu bệnh giả mạc ra Aspergillus fumigatus tập trung nhiều thành đám.

Đến ngày 4/6, mặc dù được các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện và bệnh nhân đã tử vong sau 6 ngày điều trị tích cực.

Nấm Aspergillus fumigatus là nấm cơ hội ký sinh trên nhiều loại động vật, côn trùng và trong môi trường, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch (như bị bệnh nặng…) nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh với các triệu chứng rất nặng (đặc biệt là hô hấp) với tỷ lệ tử vong rất cao.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn các thức ăn được chế biến từ các loại côn trùng và không nên bảo quản chung với các thực phẩm khác.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.