Người phụ nữ tắc mật, tổn thương gan vì ăn rau sống

Bệnh nhân nhiễm sán đang được bác sĩ thăm khám - Ảnh: Vietnamnet
Bệnh nhân nhiễm sán đang được bác sĩ thăm khám - Ảnh: Vietnamnet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thi thoảng mới ăn rau sống thủy sinh, chị D.T.T (24 tuổi quê Hưng Yên) bất ngờ vì phải nhập viện do tắc mật, tổn thương gan.

Đầu tháng 5, chị T. bất ngờ thấy đau tức thượng vị lan sang vùng hạ sườn phải. Hai ngày sau, người nhà hốt hoảng khi da chị chuyển màu vàng như nghệ, củng mạc mắt vàng, đại tiện bạc màu. Dù không sốt nhưng chị bị ngứa liên hồi.

“Tôi ngứa đến mức không ngủ nổi, phải gãi liên tục”, chị T. chia sẻ. Ăn uống kém, ngủ kém khiến chị sút 3kg trong thời gian ngắn.

Đi khám tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, chị nhận kết quả nghi ngờ sỏi đường mật. Chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân có tổn thương gan do sán lá gan lớn.

“Bình thường thỉnh thoảng tôi có ăn rau thuỷ sinh sống ngoài hàng quán, không ngờ lại có thể nhiễm bệnh”, chị nói.

Sau gần 1 tuần điều trị tại bệnh viện, tình trạng đau của chị thuyên giảm. Bác sĩ nói tình trạng vàng mắt, vàng da của chị do tắc mật. Đây là trường hợp thể nặng của bệnh lý này.

Tương tự như trường hợp của chị T., ông N.C.N (51 tuổi, ở Thái Bình) cũng phải nhập viện điều trị vì những cơn đau đau dữ dội như thúc cuộn vùng hạ sườn phải. Cơn đau cấp thoái lui nhưng ông vẫn thấy âm ỉ.

Trước đó, dù ăn uống bình thường nhưng ông ngạc nhiên khi bị sút cân rõ rệt, người gầy. Toàn thân ông cũng ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt. Đi khám tại địa phương, ông nhận kết quả nghi có khối u ở gan. Bác sĩ ở đó khuyên ông tốt nhất đi khám ung thư.

Lên Bệnh viện Bạch Mai khám, ông N. nhận kết quả tổn thương gan do sán lá gan, phải điều trị.

Thông tin từ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, chuyên điều trị các bệnh lý do ký sinh trùng, chỉ nửa đầu tháng 5, bệnh viện này đã tiếp nhận điều trị tới 30 bệnh nhân mắc sán lá gan lớn, nhiều hơn cả tháng 4 (chỉ 22 ca). Bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, có bé mới chỉ 12 tháng tuổi, vừa chập chững biết đi đã mắc sán lá gan.

Trước đó, ngày 18/5, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1203/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn. Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên những tổn thương, ổ áp xe tại gan hoặc các cơ quan khác khi ký sinh lạc chỗ.

Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau thủy sinh như: Rau muống, rau cần, rau cải xoong, rau rút, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

4 triệu chứng điển hình của bệnh sán lá gan

Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu hoặc đôi khi đau thượng vị.

Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.

Một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, kém ăn, sụt cân, sẩn ngứa/mề đay.

Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn.

Cách phòng bệnh nhiễm sán lá gan lớn

Nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên ăn sống các loại rau mọc dưới nước; Không uống nước lã; Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan lớn tại vùng lưu hành bệnh. Định kỳ tẩy sán cho trâu, bò, cừu, dê...

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Đọc thêm

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.