Người phụ nữ suýt phải cắt cụt chân do bệnh hiếm gặp

Bệnh nhân sau phẫu thuật hồi phục vận động tốt. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân sau phẫu thuật hồi phục vận động tốt. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Nữ bệnh nhân có khối ung thư sụn hiếm gặp mới được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ thành công, giúp thoát nguy cơ cắt cụt chân.

Chị Đ.T.H (40 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) phát hiện khối u vùng đùi phải từ tháng 1/2023. Kết quả mô bệnh học và hóa mô miễn dịch tại một bệnh viện ở Hà Nội xác định sarcoma sụn (ung thư sụn) trung mô, độ ác tính cao. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt u 2 lần.

Sau một thời gian điều trị hóa chất, xạ trị, tháng 7/2023 chị xin ngừng điều trị, về nhà dùng thuốc nam. Gần đây khối u vùng đùi phải của chị H phát triển to lên, gây cảm giác đau, nóng đỏ vùng khối u, đi lại khó khăn, vận động co duỗi chân hạn chế, bác sĩ nhiều lần đưa ra giải pháp phải cắt cụt chân. Sau đó chị đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh.

Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ xác định trong cơ vùng đùi phải có khối kích thước lớn 12,5x9,7cm, xâm lấn thần kinh vùng hông. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa Ung bướu và Chấn thương chỉnh hình, quyết định phẫu thuật lấy bỏ khối ung thư sụn.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã khéo léo để bóc tách tối đa, lấy triệt để tổ chức khối u. Ca phẫu thuật thành công, hiện tại sau phẫu thuật ngày thứ 7, bệnh nhân hết đau chân, hồi phục sức khỏe, tự có duỗi chân tốt, có thể tự đi lại được.

Ung thư sụn là một loại ung thư nguyên phát, gây biến đổi các tế bào ra sụn, đặc tính phát triển và di căn chậm. Sarcoma sụn thường phát triển ở xương hông, vai, xương chậu, xu hướng ảnh hưởng đến bộ xương trục thay vì xương tứ chi. Ung thư sụn thường bắt đầu ở bên trong xương, tuy nhiên đôi khi các khối u có thể gây ảnh hưởng đến các mô ở gần xương, một số trường hợp hiếm gặp khối u có thể gây ảnh hưởng đến hộp sọ. Đây là khối u xương phổ biến thứ 2 và chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp u xương ác tính.

Đánh giá về ca phẫu thuật, bác sĩ Vũ Quang Nghĩa – Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Trường hợp của bệnh nhân H có khối u sarcome lớn, ác tính, có xâm lấn thần kinh, cơ toàn bộ mặt sau đùi. Nếu bệnh nhân không phẫu thuật loại bỏ khối u thì ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của chân. Thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân không co duỗi được gối, hạn chế vận động, đau nhiều. Đặc biệt theo thời gian, khối ung thư có thể phát triển lớn, di căn xa, phá hủy xương và xâm lấn tổ chức xung quanh của đùi như cơ, mạch máu… khiến người bệnh bị biến dạng chi, nguy cơ liệt, phải cắt bỏ chân, thậm chí tử vong khi các tế bào ung thư di căn".

Cũng theo bác sĩ Nghĩa, ung thư xương, đặc biệt là sarcome sụn ác tính là căn bệnh ung thư âm thầm, không phòng tránh được. Do đó để phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt khi có các dấu hiệu xương hoặc khối sụn phát triển bất thường, dấu hiệu đau khi vận động, sờ thấy khối bất thường nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được thăm khám, chẩn đoán sớm, tránh nguy cơ khối u, ung thư tiến triển, xâm lấn vào các bộ phận quan trọng, hạn chế cơ hội phẫu thuật điều trị.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.