Người phụ nữ suýt mù vì đất văng vào mắt

Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện - Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không may bị đất văng vào mắt trong lúc làm việc, người phụ nữ 58 tuổi tại Cao Bằng phải nhập viện với tình trạng mắt đau nhức, làm mủ có nguy cơ hỏng một mắt.

Theo lời người nhà bệnh nhân, trước vào viện khoảng 2 tháng, bệnh nhân đi cuốc đất bị đất bắn vào mắt, sau tai nạn mắt trái không nhìn thấy gì, đau nhức, chảy nước mắt và mủ nhiều. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng đau nhức mắt trái, đỏ mắt, mờ mắt, chói cộm.

Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán: Viêm mủ toàn nhãn mắt trái, được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn liên khoa, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật múc nội nhãn do mắt chức năng không còn khả năng điều trị bảo tồn.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiếp tục điều trị, theo dõi tại bệnh viện. Hiện tại tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định.

BS Lý Thị Liêm - Phó Trưởng khoa Mắt (BVĐK tỉnh Cao Bằng) cho biết, mắt có thể bị thương do nhiều nguyên nhân như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tác nhân gây bỏng… Khi xảy ra tai nạn có tổn thương ở mắt vấn để cấp cứu, xử trí các tổn thương này có ý nghĩa quan trọng. Xử trí chấn thương ban đầu đúng cách sẽ tránh làm tổn thương mắt nghiêm trọng hơn và giúp phần xử lý tiếp theo được thuận lợi và góp phần phục hồi mắt về sau tốt hơn.

Nếu là chấn thương đụng dập như bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt nên sử dụng băng che mắt lại và nếu chấn thương xuyên thủng có gây rách và chảy máu, các trường hợp có vết thương xuyên thủng nhãn cầu kèm dịch nhầy nhớt, lẫn máu phải được cầm máu và đưa bệnh nhân đến nơi cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được xử trí kịp thời, giảm thiểu các biến chứng.

"Đối với dị vật kết giác mạc (bụi, mạt sắt), người bệnh cần tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật ghim sâu hơn hay làm trầy lòng đen. Hãy chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài. Nếu không được, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được lấy ra", BS Liêm nêu.

Qua trường hợp bệnh nhân trên, các bác sĩ khoa mắt khuyến cáo, khi có bất kỳ dị vật nào rơi vào mắt cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Do chấn thương mắt có thể gây mù loà, ảnh hưởng thẩm mĩ và việc điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, phòng tránh chấn thương, bảo vệ mắt là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất.

Khi làm việc ở trong môi trường có thể xảy ra các tác nhân có thể gây tổn thương mắt phải có phương tiện phòng hộ cho mắt như đeo kính hoặc các biện pháp hạn chế gây ra tác nhân như đảm bảo sự chú ý trong khi làm việc, động tác chính xác, kỹ thuật thành thạo để hạn chế tai nạn…

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.