Người phụ nữ phải cấp cứu sau bữa lòng lợn

Hiện tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hiện tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nữ (59 tuổi, ở Hà Nội) mới được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng thở oxy mask 15l/ph. Bệnh nhân thở gắng sức phải chuyển sang thở oxy lưu lượng cao (HFNC).

Bệnh nhân nhập viện ngày 2/8/2023. 4 ngày trước đó, bệnh nhân và gia đình có ăn lòng lợn (không ăn tiết canh) cùng gia đình. Những người xung quanh không ai mắc triệu chứng tương tự.

Sau ăn lòng lợn một ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liên tục rét run, kèm đi ngoài phân lỏng 5 lần/ngày, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đau đầu âm ỉ, đau mỏi toàn thân.

Sang ngày thứ 2, bệnh nhân xuất hiện mảng tím đen trên da vùng mặt được gia đình đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, tổn thương da dạng ban tím toàn thân, xét nghiệm khí máu toan chuyển hoá nặng, được thở oxy kính/mask, lọc máu liên tục, cấy máu, dịch não tuỷ ra S.suis (liên cầu lợn).

Bệnh nhân được chẩn đoán - Sốc nhiễm khuẩn - Nhiễm khuẩn huyết có Viêm màng não do S.suis - Suy hô hấp, tình trạng bệnh cải thiện chậm. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện.

Các bác sĩ khuyến cáo, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời...

Tin cùng chuyên mục

Dầu thực vật để làm thức ăn chăn nuôi (Ảnh: VTV)

Bộ Y tế cảnh cáo về việc dùng dầu ăn chăn nuôi cho người

(PLVN) - Trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn để chế biến thực phẩm cho người, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cảnh báo đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Thuốc lá điện tử – món phụ kiện 'cool ngầu' hay cạm bẫy sức khỏe?

Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM.

(PLVN) - Vỏ ngoài sành điệu, "cool ngầu" và mùi thơm quyến rũ của thuốc lá điện tử đang che giấu những rủi ro gây nghiện đáng lo ngại. Theo Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến - Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM), ngành công nghiệp thuốc lá đang sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi để ngụy trang thuốc lá điện tử như một món đồ thời trang, đánh lừa cảm giác an toàn của thanh thiếu niên.

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.