Người phụ nữ nhiễm trùng huyết do chuột cắn

Hình ảnh sau 5 ngày vết chuột cắn ở vị trí cánh tay bị sưng tấy, mưng mủ. Hình ảnh do bệnh nhân cung cấp.
Hình ảnh sau 5 ngày vết chuột cắn ở vị trí cánh tay bị sưng tấy, mưng mủ. Hình ảnh do bệnh nhân cung cấp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bị chuột cắn vào cánh tay, nhưng chủ quan không đi khám, người phụ nữ 55 tuổi được chẩn đoán bị viêm mô bào, nhiễm trùng huyết...

Bệnh nhân là bà Đ.T.C (55 tuổi, sống ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng bị sưng phù cánh tay, đau nách, sưng chân, đau đầu, chóng mặt.

Theo chia sẻ của bệnh nhân, cách vào viện khoảng 14 ngày, khi đang ngủ bệnh nhân bị chuột bò lên người 3 lần. Đang đêm, bệnh nhân dùng tay bắt chuột theo phản xạ tự nhiên thì bị chuột cắn vào cánh tay. Con chuột chạy thoát.

Bị chuột cắn xước da, bà C chủ quan không đi viện thăm khám.

3 ngày sau khi bị chuột cắn, vết xước phồng lên như nốt bỏng.

Sau 3 ngày bị chuột cắn, vết xước phồng lên như nốt bỏng.

Sau 3 ngày bị chuột cắn, vết xước phồng lên như nốt bỏng.

Đến ngày thứ 5, bệnh nhân sốt 40 độ C, đau đầu, nổi hạch tại nách, chân phù, đi ngoài, đặc biệt khu vực vết chuột cắn ở cánh tay đau nhức, sưng đỏ và có nhiều mủ xung quanh quanh.

Bệnh nhân vào bệnh viện Đa khoa Đoan Hùng khám và được chuẩn đoán bị nhiễm trùng, được các bác sĩ truyền kháng sinh.

Lo lắng bệnh chuyển nặng, người nhà đưa bà C tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ thăm khám, được chỉ định khám tại Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp. Các bác sĩ làm các xét nhiệm, chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mô bào, nhiễm khuẩn huyết.

Đến ngày thứ 5 vết cắn sưng to, mưng mủ và bắt đầu đau nhức khắp cánh tay

Đến ngày thứ 5 vết cắn sưng to, mưng mủ và bắt đầu đau nhức khắp cánh tay

Sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, sức khoẻ bà C đã tiến triển tốt, vết thương do chuột cắn khô, đỡ sưng và đang dần hồi phục.

Các bác sĩ cho biết, sau 3 ngày nữa bệnh nhân đã có thể xuất viện.

Tương tự trường hợp này, năm 2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng tiếp nhận bệnh nhân nữ 70 tuổi bị chuột cắn hoại tử bàn chân.

Sau khi điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, vết thương của bà C dần lành.

Sau khi điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, vết thương của bà C dần lành.

BS.CKI Nguyễn Thị Thanh Lý – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) cho hay, bệnh sốt do bị chuột cắn là một bệnh khá hiếm gặp, được biết đến bởi tính chất đặc trưng theo từng vùng khác nhau trên thế giới. Phần lớn người bệnh có triệu chứng mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với các thuốc kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong khoảng 13% nếu như không được điều trị.

Nhiều trường hợp người bệnh không rõ về tiền sử bị chuột cắn và có các biểu hiện triệu chứng như: sốt, nổi ban, viêm khớp thường dễ bị nhầm với các bệnh khác.

Biến chứng do chuột cắn là rất hiếm. Nhưng nếu có, có thể là viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi, áp xe khu trú, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp do sinh mủ, suy đa tạng. Tỷ lệ biến chứng tử vong đến 50%, phần lớn xảy ra khi điều trị kháng sinh không hiệu quả.

"Người dân cần tăng cường các biện pháp diệt chuột, vệ sinh khu nhà ở, khu dân cư sạch, thoáng nhằm loại bỏ nơi trú ẩn của chuột, không nên nuôi chuột, không ăn các thức ăn, đồ uống nghi ngờ có sự tiếp xúc của chuột. Khi bị chuột cắn cần đến khám, tư vấn của bác sỹ để xử lý vết cắn đúng và được kê đơn thuốc điều trị ban đầu", bác sĩ Lý khuyến cáo.

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.