Người phụ nữ nguy kịch do giết mổ lợn

Hình ảnh bàn chân của bệnh nhân ngày thứ 2 nhập viện. Ảnh: BVCC
Hình ảnh bàn chân của bệnh nhân ngày thứ 2 nhập viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ Đ.T.P.N (40 tuổi), nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân có tiền sử đau khớp tay, chân và đau lưng nhiều, khoảng 1 tháng nay uống thuốc nam kèm theo thuốc giảm cân.

Hai ngày trước vào viện, bà N xuất hiện mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, đau mạn sườn phải âm ỉ liên tục, có lúc đau quặn thành cơn. Trước đó, ngày 7/4, người bệnh diễn biến nặng, tự điều trị tại nhà nhưng đến chiều không đỡ.

Đến 21h cùng ngày, người bệnh vào Bệnh viện huyện cấp cứu, phát hiện suy chức năng gan, thận, tụt huyết áp, Sau đó được chuyển vào khoa Hồi sức nội viện 103 vào rạng sáng 8/4 trong tình trạng: Sốc nặng, vật vã kích thích, da niêm mạc vàng, xuất huyết dưới da dạng mảng và nốt vùng ngọn chi, ngón cái bàn tay phải có vết thương 1cm đã liền mép nhưng còn sưng màu xanh tím, thở nhanh nông, nhịp tim không đều,...

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp diễn biến rất nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng đa tạng. Nguyên nhân có thể hướng tới từ ngộ độc thuốc (người bệnh có dùng thuốc nam trước đó) hoặc nhiễm khuẩn (do người bệnh có yếu tố dịch tễ làm nghề giết mổ, bán thịt lợn) nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngay lập tức người bệnh được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục. Trong quá trình cấp cứu điều trị và tầm soát căn nguyên, các bác sĩ nhận thấy người bệnh có biểu hiện viêm do nhiễm khuẩn kèm theo có ban xuất huyết dưới da tay chân, vàng da, tan máu rõ...

Kết quả cấy máu lúc nhập viện dương tính với liên cầu lợn (Streptococcus Suis), kháng sinh đồ nhạy cảm với kháng sinh đang sử dụng.

Sau 7 lần lọc máu liên tục kết hợp cùng với phác đồ điều trị khác, người bệnh dần dần qua cơn nguy kịch, biểu hiện lâm sàng cải thiện tốt, chức năng các tạng về ngưỡng bình thường. Người bệnh tiến triển tốt và ra viện sau 28 ngày điều trị.

Theo các bác sĩ, liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng có chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang vi khuẩn không triệu chứng từ 60-100%, người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hiện có 2 type liên cầu lợn: type I hay gây dịch lẻ tẻ ở lợn dưới 8 tuần tuổi. Type II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường ở lợn thịt, đây là type thường gây bệnh cho người.

Thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca nhiễm với tỷ lệ tử vong cao 17,5%. Ở Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên vào năm 2003, sau đó được phát hiện ở nhiều nơi và ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc.

"Hiện nay nhiều nơi vẫn có thói quen cũng như phong tục tập quán ăn tiết canh và những món ăn tái sống chưa được chế biến chín tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện kịp thời, nguy cơ tử vong với nhóm bệnh này là rất cao. Do đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để kịp thời phòng chống bệnh do liên cầu lợn gây ra," bác sĩ thông tin thêm.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.