Người phụ nữ lên cơn động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 mới cấp cứu và điều trị thành công cho 1 bệnh nhân có trạng thái động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Bệnh nhân là nữ (47 tuổi, Thái Nguyên) bị chấn thương sọ não do tai nạn sinh hoạt trước khi vào viện 15 ngày, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm.

Bệnh nhân sống một mình, không ở cùng người thân, được hàng xóm phát hiện trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng kèm theo xuất hiện nhiều cơn co cứng co giật toàn thân liên tiếp, mỗi cơn kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút.

Trong cơn co cứng co giật bệnh nhân trợn mắt, nôn nhiều, tiểu tiện không tự chủ, giữa các cơn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân ngay lập tức được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, được đặt ống nội khí quản cấp cứu, an thần, thở máy, chụp cắt lớp vi tính sọ não. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giờ thứ 36 trong tình trạng ý thức đang duy trì an thần và thở máy.

Tại Khoa Hồi sức Thần kinh, các bác sĩ tiến hành điều trị hồi sức cơ bản tích cực cho bệnh nhân như: an thần, giảm đau, thở máy, kiểm soát huyết áp, chống động kinh. Đồng thời, tầm soát các nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính sọ não, chọc dịch ống sống thắt lưng xét nghiệm dịch não tủy.

Bệnh nhân được xác định nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh là do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Sau điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, ý thức tỉnh, không còn cơn co giật. Bệnh nhân đã cai thở máy, rút ống nội khí quản. Sau rút ống nội khí quản, tình trạng bệnh cải thiện dần, ý thức tỉnh, tiếp xúc được, tự thở êm, trò chuyện được với mọi người xung quanh. Bệnh nhân được điều trị tích cực, tình trạng bệnh cải thiện dần. Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân được ra viện và chuyển Bệnh viện tuyến dưới điều trị tiếp.

TS.BS Lê Đình Toàn, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Thần kinh cho biết, bệnh viện thường xuyên cấp cứu và điều trị tích cực cho những bệnh nhân trạng thái động kinh. Nguyên nhân của trạng thái động kinh rất đa dạng và phức tạp bao gồm chấn thương sọ não, đột quỵ não, u não, kén sán não, viêm não, màng não, ngộ độc, động kinh nguyên phát, động kinh không rõ căn nguyên...

Động kinh nguyên phát, động kinh không rõ căn nguyên, thường xảy ra ở lứa tuổi dưới 20, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trạng thái động kinh do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật không cao. Triệu chứng lâm sàng thường gặp do ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật là ho, khó thở, cảm giác đau tức ngực, mạch chậm, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, chóng mặt,…

"Chính vì vậy khi cấp cứu và điều trị bệnh nhân trạng thái động kinh, đặc biệt là các bệnh nhân rối loạn ý thức nặng, hôn mê sâu, các bác sĩ cấp cứu ban đầu cần khai thác thật kỹ thông tin từ người hộ tống, gia đình, người thân của bệnh nhân cũng như nhanh chóng làm các xét nghiệm để tìm được nguyên nhân, căn nguyên của trạng thái động kinh", bác sĩ Toàn nói thêm.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...