Người phụ nữ hôn mê sâu, ngừng thở sau ăn bánh gio

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Lạc Việt (Vĩnh Phúc) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị hóc bánh gio.

Người bệnh khoảng 50 tuổi vào cấp cứu tại viện trong tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức, (thang điểm Glasgow chỉ còn 3 điểm), ngừng thở, mất mạch bẹn, mạch cảnh.

Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết người bệnh có tiền sử rối loạn ý thức, Khoảng 15 phút trước khi vào viện người bệnh đang ăn bánh gio thì đột ngột lên cơn khó thở dữ dội, tím tái, nghi hóc bánh, gia đình đã thực hiện các biện pháp lấy dị vật nhưng không có kết quả.

Ê-kip cấp cứu đã ngay lập tức thực hiện kiểm soát đường thở của người bệnh: Kiểm tra đường thở bằng đèn soi đặt ống nội khí quản, phát hiện 2 miếng bánh gio bít kín đường thở. Sau đó các bác sĩ tiến hành gắp dị vật khai thông đường thở.

Song song với quá trình đó, các bác sĩ thực hiện ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng thuốc vận mạch cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh.

Sau những nỗ lực cấp cứu, người bệnh có tim trở lại, tiếp tục được an thần, thở máy, duy trì vẫn mạch, theo dõi sát sao toàn trạng tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện.

Bác sĩ Trần Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện, người trực tiếp xử trí ca bệnh khuyến cáo, đối với các đối tượng người bệnh như: Người có ý thức không tỉnh táo, người có rối loạn phản xạ nuốt, trẻ nhỏ, người cao tuổi… cần hết sức thận trọng trong quá trình ăn uống.

"Khi có người bị hóc dị vật, gia đình cần ngay lập tức thực hiện cấp cứu đường thở bằng biện pháp Heimlich – dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh dưới cơ hoành để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên, nhằm tạo ra một cơn ho nhân tạo bằng cách ấn vào cơ hoành, buộc không khí đi ra khỏi phổi, tràn lên qua cổ họng và nhờ đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài. Đồng thời cần gọi xe cấp cứu 115 nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử trí hợp lý, chính xác”.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.