Người phụ nữ hoại tử ngực vì đắp thuốc nam điều trị ung thư

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Biết bị ung thư vú nhưng không điều trị, tự ý đắp thuốc nam, người phụ nữ Hà Nội hoại tử vùng ngực...

Một năm trước, bệnh nhân X. (52 tuổi, ở Hà Nội) phát hiện có khối u tại vú phải, đi khám tại Bệnh viện K được chẩn đoán Carcinoma tuyến vú thể tiểu thùy xâm nhập, bác sĩ chỉ định nhập viện phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân không điều trị theo chỉ định mà tự về uống thuốc nam, đắp thuốc lá. Đến đầu năm 2023, khối u tăng kích thước, sùi loét, hoại tử, bệnh nhân mới đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội và được chỉ định nhập viện điều trị chăm sóc giảm nhẹ.

Lúc này, u vú phải có kích thước lên đến 20-25cm, loét da, chảy dịch, thâm nhiễm tổ chức da và cơ ngực lớn, hạch hố nách phải gồm nhiều hạch dính thành chùm, bác sỹ kết luận ung thư vú phải giai đoạn IIIC. Bệnh nhân gầy mòn, suy kiệt phải truyền máu và kết hợp xạ trị, hóa chất điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Dù lo ngại khá nhiều nguy cơ như bệnh nhân rất gầy yếu, kích thước khối u lớn khi phẫu thuật có thể thiếu da che khuyết hổng, bác sĩ Vũ Kiên – trưởng khoa Ngoại Vú – Phụ Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện vẫn quyết định hội chẩn phẫu thuật u vú và khối hạch nách cho bệnh nhân.

Sau khi hội chẩn, ê-kíp đã đưa ra phương án xoay vạt nhiều vị trí để có đủ da che phủ lỗ hổng mà vẫn đảm bảo cắt hết khối u và vét hạch nách.

Trong ca phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ tuyến vú phải và vét hạch. Hạch lớn nhất to bằng quả trứng vịt dính vào tĩnh mạch nách, ăn sâu vào hạ đòn và nhiều hạch nhỏ khác đã được vét hết.

Sau mổ, tình trạng bệnh nhân ổn định, lỗ khuyết hổng lớn khi cắt khối u đã được khép lại và liền tốt. Khi sức khỏe bệnh nhân hồi phục sẽ tiếp tục điều trị bổ trợ bằng hóa chất và xạ trị.

Theo bác sỹ Kiên, thực tế gặp khá nhiều những trường hợp dù đã phát hiện ra bệnh nhưng lại bỏ lỡ cơ hội điều trị, rút ngắn thời gian sống. Hơn nữa, việc mù quáng tin tưởng vào các phương pháp chưa được khoa học chứng minh không chỉ gây tốn kém, lãng phí tiền bạc mà còn có thể gây hại đến sức khỏe, làm bệnh tình thêm nguy hiểm và tiến triển xấu đi. Bác sỹ khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.