Người phụ nữ được tạo hình khí, phế quản nhờ sự phối hợp của bác sĩ Việt Nam và Nhật Bản

Với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản, các bác sĩ tại Việt Nam đã thực hiện được kỹ thuật cao, khó trong phẫu thuật lồng ngực. Ảnh: Hương Lê
Với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Bản, các bác sĩ tại Việt Nam đã thực hiện được kỹ thuật cao, khó trong phẫu thuật lồng ngực. Ảnh: Hương Lê
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, phẫu thuật nội soi tạo hình khí, phế quản là một trong những kỹ thuật cao, khó trong phẫu thuật lồng ngực. Bệnh nhân bị ung thư phổi, khối u xâm lấn ở vị trí phức tạp, đã được các y bác sĩ của BV Phổi Trung ương phẫu thuật thành công.

Bệnh nhân nữ, 49 tuổi, mắc ung thư phổi, khối u xâm lấn ở vị trí phức tạp – ngã ba giữa phế quản thùy trên và thùy dưới trái. Các bác sĩ Nhật Bản và bác sĩ của Bệnh viện Phổi Trung ương đã thống nhất chỉ định phẫu thuật nội soi tạo hình khí, phế quản cho người bệnh.

TS.BS Đinh Văn Lượng cho biết: "Ca mổ diễn ra rất thành công. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ vừa phải giải phóng các động tĩnh mạch phổi, phế quản. Với một dụng cụ đặc biệt khống chế động mạch phổi và loại bỏ khối u ở vị trí phân chia giữa phế quản thùy trên và thùy dưới trái. Khi phẫu thuật bác sĩ vừa phải loại bỏ phần phế quản bị bệnh vừa phải tạo hình lại phế quản".

Bác sĩ Lượng chia sẻ thêm, phẫu thực lồng ngực nói chung ở Việt Nam và nói riêng ở Bệnh viện Phổi Trung ương có rất nhiều tiến bộ. Nhiều kỹ thuật thực hiện như các nước trong khu vực và các nước phát triển.

Kỹ thuật phẫu thuật nội soi tạo hình khí, phế quản trong các bệnh lý phức tạp về phổi lần đầu tiên được các chuyên gia đến từ Nhật Bản hướng dẫn cho Bệnh viện Phổi Trung ương.

Ngay sau ca phẫu thuật, các chuyên gia đã chia sẻ về kỹ thuật mới tại Hội thảo "Cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật lồng ngực” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về phẫu thuật lồng ngực.

TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ về ca phẫu thuật tại buổi Hội thảo. Ảnh: Hương Lê

TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ về ca phẫu thuật tại buổi Hội thảo. Ảnh: Hương Lê

Hội thảo có sự tham gia của Giáo Sư Takeshi Shiraishi, Bệnh viện Đại học Fukuoka – Nhật Bản, Giáo Sư Toshihiko Sato, Bệnh viện Đại học Fukuoka – Nhật Bản, theo bác sĩ Lượng, đây là cơ hội vô cùng quý báu khi được cập nhật kiến thức chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực từ chia sẻ của các giáo sư đến từ Bệnh viện Đại học Fukuoka, đặc biệt về phẫu thuật tạo hình phế quản trong điều trị bệnh lý ác tính; phẫu thuật robot tại Nhật Bản; ghép phổi tại Bệnh viện Fukuoka... chinh phục những đỉnh cao khoa học kỹ thuật, nhằm mang đến những cơ hội sống khoẻ mạnh cho người dân Việt Nam.

Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, với vai trò là Bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối của cả nước về lao và bệnh phổi, hiện nay Bệnh viện Phổi Trung ương đã làm chủ nhiều kỹ thuật cao như ghép tế bào gốc, ghép phổi, điều trị bệnh lý nấm phổi, xơ phổi… có chất lượng ngang tầm các nước phát triển.

Bệnh viện cũng đang khởi động chương trình điều trị y học tái tạo, giúp những bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn muộn tưởng chừng như vô vọng, được nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống.

Kỹ thuật phẫu thuật nội soi tạo hình khí, phế quản trong các bệnh lý phức tạp về phổi được triển khai thành công tại nhiều nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Tại Đông Nam Á, Singapore cũng đã làm chủ kỹ thuật này, mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Nhiều người bệnh ung thư phổi phải chi trả khoảng 5-7 tỷ đồng để ra nước ngoài phẫu thuật. Nhưng khi kỹ thuật này được các bác sĩ Việt Nam làm chủ, chi phí chỉ tốn kém khoảng 1-2% so với con số đó, tức chỉ tốn khoảng vài chục triệu đồng giống như một ca phẫu thuật nội soi thông thường. Điều này giúp cho bệnh nhân ở nước ta được hưởng y tế chất lượng cao với chi phí thấp. Nhiều bệnh nhân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội được tiếp cận kỹ thuật tiên tiến hiện đại này ngay tại Việt Nam.

“Khi chúng ta làm chủ được những kỹ thuật cao và phức tạp này thì sẽ giữ chân được người bệnh và hạn chế tình trạng “chảy máu” ngoại tệ khi bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh”, TS.BS Đinh Văn Lượng nhấn mạnh.

Hội thảo "Cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật lồng ngực” được Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức là hoạt động rất ý nghĩa hưởng ứng mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.