Người phụ nữ có dạ dày 'đi lạc' lên ngực

Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân bị nuốt nghẹn, ăn uống kém khoảng 10 ngày trước khi nhập viện. Thăm khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán, kết quả chụp CT ổ bụng, bác sĩ phát hiện hình ảnh một phần dạ dày nằm phía trên cơ hoành bệnh nhân.

Thoát vị hoành là tình trạng các tạng trong ổ bụng di chuyển lên khoang lồng ngực. Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) mới thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị hoành cho một bệnh nhân, tránh những biến chứng nguy hiểm chèn ép tim, phổi ảnh hưởng đến hô hấp, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh nhân là bà L.T.L., 78 tuổi, sống tại Quảng Ninh, bị nuốt nghẹn, ăn uống kém khoảng 10 ngày trước khi nhập viện.

Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán, kết quả chụp CT ổ bụng có hình ảnh một phần dạ dày nằm phía trên cơ hoành. Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý thoát vị hoành trượt và chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị cho người bệnh.

Ekip phẫu thuật của ThS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Khoa Ung bướu 1, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiến hành phẫu thuật nội soi, kiểm tra ổ bụng có một phần đáy vị, tâm vị dạ dày thoát vị qua khe thực quản lên lồng ngực.

Phẫu thuật viên đã nội soi đưa khối thoát vị từ ngực trở về ổ bụng, khâu khép lỗ thực quản, làm hẹp khe hoành và tăng sức chống chịu của khe hoành, tạo hình tâm vị chống trào ngược. Sau phẫu thuật 5 ngày, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt và được xuất viện.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo BS Dũng, thoát vị hoành nếu không phẫu thuật điều trị sớm, các tạng trong ổ bụng có thể chèn ép tim, phổi, gây ảnh hưởng đến hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh.

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị hoành: phẫu thuật hở và phẫu thuật nội soi nhằm mục tiêu sắp xếp lại các cơ quan từ lồng ngực đặt trở vào ổ bụng và sau đó sửa chữa cơ hoành, phục hồi sức nâng đỡ của cơ hoành.

Tuy nhiên, nếu không phải là tình huống cấp cứu, phẫu thuật nội soi ngày nay được ưu tiên tiến hành do nhiều ưu điểm vượt trội như độ an toàn cao, giảm thiểu đau đớn và những biến chứng trong phẫu thuật như chảy máu, tính thẩm mỹ cao với vết sẹo rất nhỏ, lành nhanh, bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giảm thời gian và chi phí nằm viện.

Thoát vị hoành có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già. Nguyên nhân có thể do tổn thương cơ hoành do chấn thương, thoát vị bẩm sinh, tăng áp lực ổ bụng đột ngột chẳng hạn như khi ho, hắt hơi, nôn mửa, rặn khi táo bón, trong khi nâng vật nặng…

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như nóng rát sau xương ức, trớ đồ ăn hay dịch lên miệng, đau bụng hoặc đau ngực, khó nuốt, ăn mau no, buồn nôn, khó thở, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen, ho không giải thích được… Những triệu chứng của thoát vị hoành rất dễ chẩn đoán nhầm với một số bệnh như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thắt ngực.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thoát vị hoành, người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trình độ cao, trang thiết bị y tế hiện đại để được chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.