Người phụ nữ bị tan máu do tin lời đồn dùng lá mại lộc chữa bệnh

Hình ảnh lá cây lộc mại dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền
Hình ảnh lá cây lộc mại dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 2 ngày uống nước lá lộc mại lộc liên tục để chữa táo bón, người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng lạ, được bác sĩ chẩn đoán tan máu cấp do ngộ độc. Bác sĩ cảnh báo người dân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh...

Tan máu cấp do uống nước lá lộc mại chữa táo bón

Một bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mới tiếp nhận nữ bệnh nhân H.T.H (62 tuổi, dân tộc Mường, trú tại huyện Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm theo đái máu sau khi dùng thuốc chữa táo bón theo lời đồn.

Người bệnh có tiền sử táo bón kéo dài, nghe nói lá lộc mại (còn gọi là lá du mại) có thể chữa được táo bón nên đã lấy lá sắc trong ấm và lấy nước uống. Sau 2 ngày uống nước lá lộc mại liên tục, người bệnh xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, mệt mỏi, ăn kém, chóng mặt. Tình trạng ngày càng nặng nên gia đình đã đưa người bệnh đến bệnh viện tỉnh.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm theo đái máu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy hiện tượng tan máu, thiếu máu nặng... Các bác sĩ xác định đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại, các bác sĩ đã áp dụng các biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan…

Sau 3 ngày điều trị, người bệnh đáp ứng thuốc và tiến triển tốt, tình trạng tan máu đã cải thiện. Người bệnh tiếp tục được theo dõi điều trị, hồi phục sức khỏe và sẽ được ra viện trong những ngày tới.

Người phụ nữ bị tan máu do tin lời đồn dùng lá mại lộc chữa bệnh ảnh 1

Bàn tay của một người bệnh bị vàng da sau khi sử dụng lá lộc mại

Cảnh báo hiểm họa từ việc tự uống thuốc chữa bệnh

Theo Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của bệnh viện, cây lộc mại thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều loại và hình dạng lá khác nhau. Theo y học cổ truyền, lá lộc mại có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm uống nước lá lộc mại để chữa bệnh táo bón, kiết lỵ…

"Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách, sai liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc. Độc tính của lá lộc mại có thể gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh, người mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đau bụng, đi tiểu màu đỏ,… Mặc dù đã đưa ra nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại và các loại lá có độc khác nhưng hàng năm bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh sử dụng lá lộc mại chữa bệnh theo truyền miệng. Điều này là vô cùng nguy hiểm", bác sĩ thông tin.

Trước đó, vào đầu năm 2024, bệnh viện cũng đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp nhập viện cấp cứu do sốc mất máu – tan máu cấp sau khi ăn lá lộc mại kèm thịt chó.

Không chỉ riêng với lá mại lộc mà những ngày qua liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc do tự ý dùng các loại thuốc từ cây cỏ điều trị bệnh mà không có chỉ định của bác sĩ. Điển hình là trường hợp người đàn ông 59 tuổi ở Hà Nội, nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do sử dụng nước hoa đu đủ đực sai liều, dẫn đến suy gan cấp và sau đó được chẩn đoán thêm viêm gan B. Một trường hợp khác là người phụ nữ 63 tuổi tại Đắk Lắk, được chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sau một năm tự uống nước hoa đu đủ đực.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên tự ý sử dụng các loại lá, hoa, rễ... cây để làm thuốc chữa bệnh đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện theo các bài thuốc truyền miệng hoặc trên mạng xã hội. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế có chuyên khoa cấp cứu – chống độc để được xử trí kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Đọc thêm

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.

TP HCM ghi nhận thêm hơn 100 ca mắc sởi

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và đời sống
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca sốt phát ban nghi sởi tại địa phương tăng gần 54% so với bình quân 4 tuần trước đó.