Người Nhật và hành trình “gieo hạt nước”

(PLO) - Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới National Geographic vừa vinh danh bà Sobin Koizumi – một nghệ nhân trà đạo số một Nhật Bản trong chương trình “Những người phụ nữ tạo tác động xã hội”. Trong phần chia sẻ của mình, bà Sobin nói: “Có hai lý do mà một phụ nữ 72 tuổi như tôi đạt được thành quả này: tôi bắt đầu học về trà từ năm 6 tuổi, và cũng từ đó, tôi được dạy về nước, thành tố quan trọng nhất của hành tinh…”. 

Đó cũng là triết lý mà chương trình giáo dục về nước cho trẻ em Nhật Bản được thực hiện trong suốt nhiều năm nay, mà nổi bật là hành trình “gieo hạt nước” của tập đoàn Suntory mang tên “Mizuiku – Em yêu nước sạch”. 

Nước: từ truyền thống văn hóa đến cuộc sống thường ngày 

Với người Nhật, vốn sống trên những hòn đảo, vây quanh là biển khơi, thì nước là một phần văn hóa không thể tách rời trong tâm khảm của họ. Trong tiếng Nhật, mizu, có nghĩa là "Nước", đại diện cho các thứ chất lỏng, chảy, vô hình trên thế giới. Bên ngoài ví dụ rõ ràng về sông và hồ, thực vật cũng được phân loại theo sui, vì chúng thích nghi với môi trường của chúng, phát triển và thay đổi theo hướng mặt trời và mùa thay đổi.

Máu và các chất lỏng cơ thể khác được thể hiện bằng “mizu”, cũng như khuynh hướng tinh thần hoặc cảm tính đối với sự thích nghi và thay đổi. “Mizu” có thể kết hợp với cảm xúc, tính tự vệ, khả năng thích nghi, linh hoạt, bổ sung, và từ tính. Và vì thế, người Nhật xem nước là một trong những hợp phần quan trọng của cuộc sống, và luôn dành cho “mizu” một vị trí trang trọng của các nghi thức văn hóa, đặc biệt là trà đạo, hoa đạo, là những tinh hoa văn hóa gắn liền với sự lựa chọn nguồn nước. 

Không chỉ là một hợp phần của văn hóa, người Nhật còn là dân tộc tôn trọng nước hàng đầu thế giới. Rất dễ để nhận ra đâu là một ngôi nhà kiến trúc kiểu Nhật thông qua cách họ điều tiết độ cao của các gian phòng, luôn dựa vào dòng chảy của nước: nước sạch đi từ gian phòng khách, xuống đến phòng ăn, sang phòng tắm, đến nhà vệ sinh và thông qua hệ thống lọc thì chảy ra các con mương quanh nhà.

Những con mương nhỏ này, luôn đầy ắp các loại cá bơi lội tung tăng. Thậm chí, người Nhật còn thờ hẳn một nữ thần vệ sinh, là người chịu trách nhiệm trông coi gian nhà thư giãn này, để ai bước vào cũng phải thoải mái hết sức, nhưng cũng cẩn trọng hết mức trong việc sử dụng nước, vừa phải tiết kiệm, vừa phải tái sử dụng và phải luôn khô ráo. 

Đầu tháng 4, song song với Ngày nước thế giới, website của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đăng tin giới thiệu về hội thảo rất thú vị: “Nước Sạch cho Sống Khỏe - Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản và hành động tại Việt Nam”, chương trình do nhóm chuyên gia JDS (JSN) và Tổ chức phi lợi nhuận FHHER thực hiện, để nhắc lại thông điệp: “Nước là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của con người, gắn kết với mọi hoạt động hàng ngày từ nước uống, nước sinh hoạt đến nước thải. Làm thế nào để nhận biết, sử dụng và duy trì nguồn nước một cách an toàn để bảo vệ không chỉ sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta, mà còn để bảo vệ môi trường xung quanh?Chúng tôi mong muốn mang đến một thông điệp giáo dục đến với cộng đồng, rằng "Mỗi cá nhân, dù là ai, dù ở đâu, dù làm gì, hãy cùng đóng góp thời gian và tâm sức để bảo vệ môi trường bởi đó là những tài sản vô giá thừa kế cho các thế hệ tương lai của chúng ta". 

Một ví dụ khác là Lễ phát động chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch” 2018 tại Quảng Nam, một chương trình kết hợp giữa Trung ương Đoàn, Hội đồng đội Trung ương, tập đoàn Suntory Nhật Bản cùng với công ty Suntory PepsiCo Việt Nam. Đây là một mảnh ghép đặc biệt của thông điệp về nước sạch, vì nó dành cho học sinh cấp 1, cấp 2 ở các địa phương trên cả nước, với vô cùng nhiều các hoạt động khác nhau để thực sự cung cấp cho thế hệ tiếp nối một tình yêu đủ lớn đối với nước sạch, và cùng hành động để bảo vệ nguồn nước sạch của trái đất. 

Những người đi “gieo hạt nước” 

“Mizuiku – Em yêu nước sạch” là chương trình được thừa hưởng nền tảng văn hóa nước lâu đời của Nhật Bản, kết hợp với công trình nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai nhiều năm qua tại Nhật Bản. Việt Nam là quốc gia đầu tiên áp dụng chương trình này. Ở Nhật, Mizuiku nhận được sự ủng hộ lớn từ Bộ Môi trường, Bộ Giáo dục – Văn hóa, Thể thao và Khoa học Công nghệ, bởi tác động tích cực của nó đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội.

Hôm trò chuyện với các học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu, Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Takenobu Shiina – Giám đốc cấp cao – bộ phận Chiến lược Bền vững, tập đoàn Suntory cho biết: “Suntory tin rằng chúng tôi có trách nhiệm trong việc gìn giữ thật tốt môi trường đã cung cấp nguồn nước ngầm chất lượng cao được sử dụng trong các nhà máy sản xuất của chúng tôi. Như một phần trong việc thực thi cam kết đối việc việc gìn giữ môi trường tự nhiên khỏe mạnh cho thế hệ tương lai, chúng tôi đã triển khai chương trình giáo dục về môi trường và nước – Mizuiku cho học sinh.

Trong tiếng Nhật, “Mizu” có nghĩa là nước và “iku” có nghĩa là giáo dục. Chương trình Mizuiku được thiết kế để mang đến cho các em học sinh các trải nghiệm tương tác trưc tiếp, nhằm giúp các em nhận ra và trân trọng sự thiết yếu của thiên nhiên và nguồn tài nguyên nước. Từ năm 2004 đến nay, chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 145,000 học sinh và phụ huynh Nhật Bản và là một trong những chương trình thành công nhất mà tập đoàn Suntory đã thực hiện cho xã hội Nhật Bản”.

Niềm tự hào này của ông, chính là nhờ hàng loạt chương trình được thiết kế bởi các nhà giáo dục và môi trường uy tín, liên tục nghiên cứu cải tiến để đảm bảo tất cả những ai tham gia, bao gồm phụ huynh, giáo viên và học sinh đều có những trải nghiệm thú vị và bổ ích nhất. Chẳng hạn, nhóm các hoạt động mang tên “Ngôi trường ở trong rừng và nguồn nước của chúng ta”. Chương trình này, đưa phụ huynh và học sinh vào một hành trình khám phá đất, nước và hệ sinh thái tự nhiên ở sâu trong những khu rừng. 

Từ năm 2004 đến nay, các học sinh và phụ huynh từ lớp 3 đến lớp 6 của các trường ở Nhật đã liên tiếp thực hiện các chuyến học tập trải nghiệm tưởng đơn giản mà lại rất cầu kỳ theo phong cách Nhật Bản này. Các bạn nhỏ, sống trong các thành phố hiện đại của Nhật Bản, vốn có hai đặc điểm: tự động hóa cao và luôn luôn bận rộn, được dắt tay nhau đi vào rừng. Ở đó, nhiệt độ mát mẻ hơn, không khí “vừa thơm vừa mát”, và những hoạt động trực tiếp với cây cối, đất đá và chạm vào dòng suối chính là một lớp học kỳ lạ nhất. 

“Lần đầu tiên em biết là nước chảy từ trên núi xuống, phải mất 20 năm để được thực sự tinh khiết”; “Giờ thì em biết về mối liên kết chặt chẽ giữa núi non, rừng rậm, sông suối và ly nước mà em uống mỗi ngày…”; “Hiểu về các loại đất mềm và cách khu rừng sinh sống là một trải nghiệm tuyệt diệu”… Hàng loạt các video clip ghi lại sự hào hứng của các bạn nhỏ khi được học trong chương trình này… 

Như là một phần của  sứ mệnh doanh nghiệp “Tạo ra sự hài hòa với con người và thiên nhiên”, chương trình giáo dục về nước sạch của Suntory vẫn đang trong quá trình cải thiện để truyền tải không chỉ thông điệp về sự gắn kết giữa nước sạch, những khu rừng tạo ra nước mà còn để các bạn nhỏ phải tự có những kế hoạch của riêng mình để bảo vệ nguồn nước sạch.

Hình ảnh các cô cậu học sinh lấm lem bùn đất, hào hứng khi tìm được một hạt thông nhỏ, rùn mình khi chạm tay vào nước suối lạnh, khoái trá thử nghiệm việc lọc nước bằng các loại đá khác nhau ở trong màu xanh mướt của rừng, người ta tin rằng đây chính là hành trình đang gieo những hạt mầm của nước, của tình yêu, của trách nhiệm và của sự phát triển bền vững cho trái đất này. 

Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto trong tập sách bán chạy hàng đầu thế giới mang tên “Thông điệp của nước” chia sẻ phát hiện kỳ lạ của mình: Các tinh thể nước từ các dòng suối trong sạch và nước được tiếp xúc với những ngôn từ đáng yêu, sẽ hiển thị ra hình ảnh rực rỡ, tinh tế và tuyệt đẹp sau kính hiển vi. Ngược lại, nước ô nhiễm hay nước tiếp xúc với những suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo thành những tinh thể bất đối xứng, thiếu hoàn chỉnh. Điều này, nói như tác giả Noelle C.Nelson của tập sách “Sức mạnh của lòng biết ơn”, là đã cho thấy sức mạnh chữa lành tuyệt vời của tình yêu và sự biết ơn. Chính nước là chất dẫn quan trọng tạo ra sự cân bằng trong cơ thể và trí óc”.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.