Người Nga tích cực trong cuộc bỏ phiếu quyết định số phận chính trị của Tổng thống Putin

Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin.
(PLVN) - Tỷ lệ bỏ phiếu trực tuyến về những sửa đổi trong Hiến pháp Nga đã vượt quá 70% trong 48 giờ.

Hãng tin TASS cho biết, cuộc bỏ phiếu trực tuyến về những sửa đổi trong Hiến pháp Nga bắt đầu từ lúc 10h00, giờ Moscow vào ngày 25/6. Cư dân các khu vực Moscow và Vùng Nizhny Novgorod có thể tham gia bỏ phiếu. 

Theo các báo cáo trước đó, khoảng 1 triệu người đã đăng ký bỏ phiếu tại Moscow và gần 140.000 người ở Vùng Nizhny Novgorod.

Báo cáo của cơ quan theo dõi việc bỏ phiếu cho thấy, tính đến 10h01, giờ Moscow ngày 27/6, tổng cộng hơn 823.600 người đã bỏ phiếu, tương đương với tỷ lệ bỏ phiếu là 70,25%. Cuộc bỏ phiếu trực tuyến sẽ kết thúc vào ngày 30/6.

AP cho hay, việc bỏ phiếu cho một loạt sửa đổi hiến pháp được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất hồi tháng 1 vừa qua.

Ban đầu, cuộc bỏ phiếu được lên kế hoạch triển khai vào ngày 22/4 nhưng đã bị hoãn lại vì đại dịch Covid-19. 

Những sửa đổi được đề xuất bao gồm thay đổi Hiến pháp Nga theo hướng cho phép ông Putin, 67 tuổi, vốn đã nắm quyền ở Nga hơn 2 thập kỷ, được tiếp tục tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ 6 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại vào năm 2024.

Những thay đổi được đề xuất khác là về cải thiện phúc lợi xã hội, định nghĩa hôn nhân (là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ) và việc phân chia lại quyền lực hành pháp trong chính phủ, củng cố quyền lực tổng thống.

Trong đó, AFP cho biết, một sửa đổi đảm bảo mức lương tối thiểu của người dân Nga sẽ không thấp hơn mức sinh hoạt tối thiểu. Một điều khác quy định rằng lương hưu nhà nước sẽ được điều chỉnh hàng năm theo lạm phát.

Các sửa đổi trên đã được cả 2 viện trong Quốc hội Nga và Tòa án Hiến pháp nước này phê chuẩn và được ông Putin ký thành luật. 

Ông Putin nhấn mạnh rằng các thay đổi này sẽ được đưa ra cho cử tri quyết định dù điều đó không bắt buộc về mặt pháp lý.

Phát biểu ngày 25/6, ông Putin nói rằng nhiệm vụ quan trọng nhất là “đảm bảo cho kết quả của cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc đảm bảo hoàn toàn chính đáng, hợp pháp”. 

“Các cử tri không nên bị ép buộc và kết quả bỏ phiếu không được thổi phồng một cách giả tạo để không ai có thể nghi ngờ về quan điểm mà mọi người đưa ra”, AP dẫn lời ông Putin nói,

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.