Người Nga bỏ phiếu quyết định số phận chính trị của Tổng thống Putin

Một cử tri Nga đi bỏ phiếu ngày 25/6.
Một cử tri Nga đi bỏ phiếu ngày 25/6.
(PLVN) - Các điểm bỏ phiếu đã được mở cửa tại Nga từ ngày 25/6 cho cuộc bỏ phiếu kéo dài 1 tuần để lấy ý kiến cử tri về những thay đổi trong Hiến pháp Nga, theo đó cho phép Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2036.

Theo AP, việc bỏ phiếu cho một loạt sửa đổi hiến pháp được ông Putin đề xuất bởi hồi tháng 1 vừa qua.

Ban đầu, cuộc bỏ phiếu được lên kế hoạch triển khai vào ngày 22/4 nhưng đã bị hoãn lại vì đại dịch Covid-19. 

Cuộc bỏ phiếu sau đó được lên lịch lại vào ngày 1/7, với các phòng phiếu mở cửa 1 tuần trước ngày này và trong suốt 7 ngày để tránh tình trạng có quá đông người đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu chính.

Những sửa đổi được đề xuất bao gồm thay đổi Hiến pháp Nga theo hướng cho phép ông Putin, 67 tuổi, vốn đã nắm quyền ở Nga hơn 2 thập kỷ, được tiếp tục tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ 6 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại vào năm 2024.

Những thay đổi được đề xuất khác là về cải thiện phúc lợi xã hội, định nghĩa hôn nhân (là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ) và việc phân chia lại quyền lực hành pháp trong chính phủ, củng cố quyền lực tổng thống.

Trong đó, AFP cho biết, một sửa đổi đảm bảo mức lương tối thiểu của người dân Nga sẽ không thấp hơn mức sinh hoạt tối thiểu. Một điều khác quy định rằng lương hưu nhà nước sẽ được điều chỉnh hàng năm theo lạm phát.

“Chúng tôi có rất nhiều vấn đề và các sửa đổi sẽ giải quyết được một phần những vấn đề đó. Đối với tôi và các con và cháu gái của chúng, chúng đều tốt”, nhân viên tàu điện ngầm ở Moscow Vladimir Bodrov, 62 tuổi, nói.

Các quan chức chính trị cấp cao của Nga cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho ông Putin cơ hội duy trì quyền lực.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin nói rằng cải cách là cần thiết để “đảm bảo sự ổn định”.

Các sửa đổi trên đã được cả 2 viện trong Quốc hội Nga và Tòa án Hiến pháp nước này phê chuẩn và được ông Putin ký thành luật. 

Ông Putin nhấn mạnh rằng các thay đổi này sẽ được đưa ra cho cử tri quyết định dù điều đó không bắt buộc về mặt pháp lý.

Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ các quan ngại về an toàn của việc tổ chức cuộc bỏ phiếu giữa đại dịch Covid-19, nói rằng Nga có thể làm chậm việc bùng phát dịch và đảm bảo với mọi người rằng các trạm bỏ phiếu ngoài trời cùng các biện pháp khác sẽ được áp dụng để bảo vệ cử tri.

AFP cho biết, khẩu trang và gel khử khuẩn được đặt sẵn tại các điểm bỏ phiếu để 110 triệu cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu sử dụng. Các cử tri được nhìn thấy đeo khẩu trang còn cán bộ bầu cử phát phiếu có đeo găng tay.

Phát biểu ngày 25/6, ông Putin nói rằng nhiệm vụ quan trọng nhất là “đảm bảo cho kết quả của cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc đảm bảo hoàn toàn chính đáng, hợp pháp”. 

“Các cử tri không nên bị ép buộc và kết quả bỏ phiếu không được thổi phồng một cách giả tạo để không ai có thể nghi ngờ về quan điểm mà mọi người đưa ra”, AP dẫn lời ông Putin nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.