Người nặng lòng giữ lửa Sình ca

Người nặng lòng giữ lửa Sình ca
(PLVN) - Thời gian mãi trôi đi, nhưng ở một vùng quê miền núi phía Bắc thuộc Sơn Dương  tỉnh Tuyên Quang,  có một người luôn nặng lòng gìn giữ bản sắc dân tộc mình. Một người luôn đau đáu  để truyền thụ cho thế hệ trẻ những tinh hoa dân tộc, trong đó có làn điệu Sình ca. Đó là nghệ nhân nhân dân người dân tộc Cao Lan - Sầm Văn Dừn…

Báu vật của người Cao Lan

Tôi tìm tới thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, vào một buổi chiều tà, khi mặt trời đang treo lơ lửng sau những rặng tre già. Giữa bốn bề đồi núi, một xóm nhỏ nằm lô nhô dưới đồi cọ xanh mượt. Xa xa trong thung lũng, có giọng hát của ai, nghe vừa lạ, vừa du dương, khiến tôi không khỏi tò mò. Tôi rảo bước, tìm tới nhà nghệ nhân Sầm Văn Dừn, người nổi tiếng trong vùng, nơi vang lên giai điệu tôi đã nghe từ đầu bản. Họ đang hát một khúc hát mừng xuân trong làn điệu Sình ca dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Sầm Dừn. 

Ở đây, nếu như Sình ca được xem là một “báu vật’’, một tài sản vô giá và là linh hồn của dân tộc Cao Lan thì nghệ nhân Sầm Dừn là người dành cả cuộc đời để sưu tầm và gìn giữ “báu vật” ấy…Có lẽ vì được sinh ra trong cái nôi truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, trong gia đình ông có cha là một người hát Sình ca giỏi nhất trong vùng.  Nên nghệ nhân Sầm Dừn đã được thừa hưởng những nét độc đáo, tinh túy của Sình ca ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Không những thế, ông Dừn còn được học tập chữ nho từ người cha của mình, qua những trang sách về làn điệu sình ca cổ, được ông cụ Sầm Văn ( cha của ông Sầm Dừn) sưu tầm và ghi chép lại, nhằm truyền lại cho thế hệ sau. Những câu hát Sình ca như lời trò chuyện tâm tình của trai gái yêu nhau, của con người với con người trong cộng đồng dân tộc. Tất cả những âm sắc dạt dào, độc đáo và tinh tế của Sình ca được thể hiện qua những giọng hát những điệu nhảy của các nghệ nhân người Cao Lan.

Một cảm giác bất ngờ, choáng ngợp khi tôi bước vào nhà của người nghệ nhân này, đó là một ngôi nhà sàn ba gian. Trên khắp một dãy tường nhà là bằng khen, giấy khen của ông, còn lại là nơi trưng bày dụng cụ như trống, kèn,… Thứ thu hút tôi tiếp theo là một tấm bảng “Tứ đại đồng đường” của gia đình ông. Với dáng người nhỏ bé, giọng nói ấm áp, cởi mở ông Dừn đã kể cho tôi nghe về “cái duyên” giúp ông mang Sình ca tới với mọi người. 

Ông Dừn nhấp một ngụm trà, mắt nhìn xa xăm phía cửa sổ, như nhớ về thời còn trẻ rồi nói bằng giọng trầm tư. Ngày còn trẻ cũng theo mọi người đi hát đông vui lắm,nhưng khi ấy chỉ là đi hát cho vui của thanh niên trong thôn bản. Mãi tới khi ông hoạt động cán bộ thôn, rồi bí thư chi bộ thôn với các phong trào văn hóa quần chúng ở Tuyên Quang trong những năm 1998, ông  mới “liều mình” dàn dựng một hoạt cảnh trên nền của những câu hát trong Sình ca. 

Sau tiết mục đó, nhiều người ủng hộ ông theo đuổi Sình ca và gây dựng lại phong trào hát Sình ca đã bị quên lãng từ rất lâu.  Ông kể: “Hồi đó, tôi có biết biểu diễn nhiều đâu, cứ biết gì làm nấy, những trống sành, lá cờ, kèn,… là những vật dụng gắn liền với tôi. Dứt lời ông quay người chỉ tay về cái trống sành ( trống thiêng) được đặt ngay ngắn trên tủ gỗ đã sờn màu và nói, “nhìn nó cũ kỹ vậy thôi nó ở đây mấy đời rồi, tiếng vang của nó không hề thay đổi đâu”.

Cùng với việc truyền dạy bằng lời ca tiếng hát, thì ông Dừn còn sưu tầm và biên soạn cũng như là dịch sang tiếng phổ thông thành những cuốn sổ tay để truyền thụ cho con cháu đời sau. Bởi thế,  một góc nhà ông với rất rất nhiều tập sách được cất giữ trên kệ thật ngay ngắn và cẩn thận. Được biết đó là những cuốn sách cổ chứa đựng những câu chuyện về tâm linh, thần thánh, về nguồn cội dân tộc, hay kể về cuộc sống đời thường của người Cao Lan xưa.  

Sau khi chọn lọc gì đó, tôi thấy ông Dừn mang ra rất nhiều cuốn sổ với tựa đề về các thể loại của sình ca khác nhau, được ông tự tay sưu tầm và chép lại bằng tay. Có những cuốn sổ mà chất liệu giấy đã úa màu, nhưng nét chữ còn in đậm và rõ nét như mới được chép ngày hôm qua. Ông Dừn vừa lật từng trang giấy vừa lẩm nhẩm hát cho tôi nghe một đoạn về ca ngợi đất nước do chính ông tự biên tập dựa trên sự hiểu biết của mình về thể loại Sình ca.

 

Giọng ca đã ngoài 70, có một chút trầm trầm, khàn khàn, nhưng qua những câu hát, tôi cảm nhận được ngọn lửa mãnh liệt với Sình ca trong ông Dừn,chưa bao giờ tắt mà vẫn mãnh liệt như thời trẻ. Ông bảo “Thể loại này hát phải có vần có điệu, câu trước phải liền câu sau. Đặc biệt đối với hát những làm điệu xưa thì hát tiếng dân tộc sẽ sát nghĩa hơn hay hơn khi được dịch sang tiếng phổ thông”. 

Không dừng lại ở đó, ông luôn mong muốn tìm hiểu và sưu tầm, cũng như tích cực có những sáng tạo mới trong thể loại hát Sình ca này. Ông nói: “ Còn rất nhiều nơi có đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống, ở đó họ có những điệu nhảy câu hát rất mới, rất độc đáo mà lại mang đúng chất của văn hóa dân tộc. Nên tôi còn muốn đi, còn muốn tìm và học hỏi nhiều hơn nữa, góp phần làm giàu thêm kho tàng Sình ca của dân tộc mình”. 

Hành trình truyền lửa và đưa Sình ca tới mọi nhà, mọi thế hệ

Sau hơn 20 năm miệt mài theo đuổi, gìn giữ làn điệu Sình ca ấy. Người nghệ nhân dân gian Sầm Văn Dừn vẫn luôn mong muốn mang những giá trị văn hóa của dân tộc mình truyền thụ cho thế hệ trẻ. Trong gia đình mình, ông luôn nhắc nhở và dạy cho các con các cháu về truyền thống, về làn điệu dân ca cổ truyền của dân tộc. Một trong những người con trai của ông Sầm Dừn đã không phụ công sức của ông. 

Anh Sầm Văn Đạo, cũng là người yêu những làn điệu dân tộc giống cha mình. Dù anh Đạo không có chất giọng ngọt ngào và vũ điệu đánh trống điệu nghệ như cha mình, nhưng được cha hết lòng dạy dỗ, anh Đạo đã biết được khá nhiều câu hát điệu nhảy Sình ca và trở thành người trợ thủ luôn đồng hành cùng cha trong những chuyến đi sưu tầm và biểu diễn Sình ca. 

Đối với làng xã, ông Dừn kể rằng, khi đã nhận thức được sự thờ ơ của lớp trẻ đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc ông hết sức lo lắng, bởi giữ được Sình ca như níu giữ được cả linh hồn dân tộc. Do đó, ông đã giành thời gian tới từng gia đình trong thôn, bản để động viên khích lệ mọi người tham gia học tập.

Cứ như vậy, người biết dạy người chưa biết,  tới nay đội văn nghệ của ông Dừn đã có 4 thế hệ diễn viên, với gần 80 anh chị em con cháu biết hát,  biết múa các bài hát dân tộc. Bản làng sau những buổi chiều rảnh rỗi họ thường tụ tập nhau, rộn ràng những lời hát Sình ca vang khắp bản làng, trong một không gian vui tươi bay bổng, xua đi cái nghèo, xua đi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội cũng theo đó giảm dần.

 

Bên cạnh đó theo ông Dừn, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc “truyền lửa” sao cho ngọn lửa ấy luôn luôn tồn tại, và rực cháy trong mỗi con người Cao Lan. Trước sự thay đổi chóng mặt của xã hội ngày nay, khi mà thế hệ trẻ không còn mặn mà với văn hóa dân tộc, nên việc vận động người dân tham gia các hoạt động không dễ dàng.

Không những thế, kinh phí để duy trì các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cũng là bảo tồn, gìn giữ văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan vô cùng khó khăn. Bởi thế, ông vẫn luôn hy vọng, được Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Tuy nhiên không vì khó khăn vất vả mà ông bỏ cuộc.  Bởi ngày nay, khi vào những ngày xuân hay các lễ hội diễn ra, thì những làn điệu Sình ca lại được mọi người mang ra hát với nhau, réo rắt lung linh khắp thôn bản:

Tháng Chạp là tháng hết mùa đông

Một năm điểm lại biết bao công

Xuân thu tứ quý mười hai tiết

Khởi động mấy đâu năm tháng cùng…

Tin cùng chuyên mục

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Cuốn hút những bộ phim thượng tôn pháp luật

“Độc đạo” với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận. (Ảnh: VFC)
(PLVN) - Các bộ phim chủ đề cảnh sát hình sự Việt Nam thường có tổng mức kinh phí đầu tư rất lớn, bởi nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên ê kíp làm phim đều hạ quyết tâm làm cho được các bộ phim xứng tầm về chủ đề an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật. Với sự quy tụ những gương mặt diễn viên đầy thực lực, những cuộc đấu mưu đầy cam go và những trận đánh khốc liệt vào hang ổ tội phạm, các phân cảnh hoành tráng… đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.