(PLVN) - Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, khắp các bản làng người Mông huyện vùng cao Mù Cang Chải khoác áo mới tham gia nhiều hoạt động đặc sắc mừng ngày Tết Độc Lập.
Chương trình chào mừng Tết Độc Lập và khai mạc chuỗi các hoạt động du lịch mùa vàng Mù Cang Chải năm 2023 được huyện Mù Cang Chải – Yên Bái khai mạc vào tối 1/9.
Từ 19h cùng ngày, đoàn 300 người Mông trong trang phục truyền thống thể hiện chương trình "Người Mông xuống phố" với những màn trình diễn ấn tượng nhóm lửa cho mùa du lịch lúa vàng 2023 của huyện Mù Cang Chải.
Chương trình "Người Mông xuống phố" thu hút 300 người dân tộc Mông tham gia. Ảnh: Tiến Thanh.
Suốt quãng đường hơn 1km xuất phát từ Bưu điện huyện, đoàn đem đến cho du khách các điệu dân vũ vừa kết hợp với khèn Mông, kèn lá, vừa biểu diễn vừa di chuyển dọc Quốc lộ 32, đến ngã tư trung tâm thị trấn rẽ vào cầu Kim Nọi và kết thúc tại khu vực tiểu khuôn viên trung tâm để tháp nhập vào chương trình nghệ thuật.
Tiếp theo là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Rạng rỡ quê hương" gồm 3 chương. Chương 1 "Độc lập – Tự do", chương 2 "Rạng rỡ quê hương", và chương 3 "Vui hội mùa vàng" đã tái hiện đặc sắc những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là không khí thiêng liêng của ngày Quốc khánh 2/9.
Trong khuôn khổ Tết Độc Lập, huyện Mù Cang Chải tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú từ 1/9 đến 4/9, như: thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc trên địa bàn huyện; một số hoạt động trải nghiệm mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Mông...
Từ xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, anh Giàng A Chang chia sẻ đã vượt hơn 35 km đưa các nghệ nhân, diễn viên về trung tâm huyện tập trung để chuẩn bị cho đêm diễu diễn “Người Mông xuống phố”. Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc này là dịp để người dân xã Chế Tạo được giao lưu học hỏi, phát huy tinh thần đoàn kết và thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, du khách đến với địa phương trong mùa vàng năm 2023, ngoài thưởng lãm cảnh sắc tuyệt đẹp còn được thưởng thức nhiều hoạt động hay và hấp dẫn như hội diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc, Festival dù lượn tại đèo Khau Phạ, Giải chạy Marathon, Lễ mừng cơm mới, Hội chọi dê, cũng như trực tiếp trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt, phương thức canh tác của người dân địa phương.
(PLVN) - Sau khi thu hoạch xong lúa, hoa màu, đồng bào Cor ở tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu tổ chức Tết Ngã rạ để tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho họ làm ăn khấm khá, cuộc sống an lành.
(PLVN) - Sáng 7/12, tại Phủ Chính (thuộc di tích kiến trúc Nghệ thuật Phủ Dầy), thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Hội di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027
(PLVN) - Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.
(PLVN) - Bờ xe nước sông Trà - biểu tượng độc đáo của người dân xứ Quảng vẫn được ông Mai Văn Quýt (78 tuổi, ngụ thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cần mẫn tái hiện.
(PLVN) - Tại Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần, (huyện Tiên Yên,) Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Do tuổi cao sức yếu, nghệ nhân “thiên cổ đệ nhất trà” Nguyễn Thị Dần đã qua đời ở tuổi 101. Cụ từng là người cao tuổi nhất làm nghề ướp trà sen ở Quảng An, Tây Hồ.
(PLVN) - Tôn Thất Thuyết sau khi sang Trung Quốc cầu viện không thành, biết tin Vua Hàm Nghi bị bắt, ông đã ở lại đất khách. Ông mất năm 1913, tại quê người, không một lần trở về cố hương.
(PLVN) - Tối 28/11, tại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.
(PLVN) - Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) - ngôi điện biểu trưng quyền lực của triều đại nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trùng tu với kinh phí gần 130 tỷ đồng và dự kiến công trình sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.