Người “mở đường” trong cung cấp dịch vụ thừa phát lại ở Thủ đô

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình trao đổi, tư vấn cho khách hàng.
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình trao đổi, tư vấn cho khách hàng.
(PLO) - Là một trong những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên của Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động, sau 4 năm Thừa phát lại Ba Đình đã dần khẳng định “thương hiệu” của mình trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đặc biệt là vi bằng, được người dân đón nhận.

Vượt qua trở ngại về nhận thức

Những ngày Hà Nội nắng 38, 39 độ, tôi vẫn bắt gặp hình ảnh Trưởng Văn phòng Nguyễn Văn Lạng trên chiếc xe máy cũ đến mọi ngóc ngách phố phường Hà Nội phục vụ người dân. Hỏi, anh nói dân đã cần thì phải đến tận nơi, nhiều địa bàn như Ba Vì, không có xe máy không vào được. “Hơn nữa, mình đi xe máy cũng tiết kiệm được một khoản cho dân, chứ cứ ô tô bệ vệ, người yêu cầu lại mất thêm một khoản tiền”, ông Lạng cười hiền. 

Còn nhớ, năm 2014, lần đầu tiên chế định Thừa phát lại xuất hiện ở Hà Nội. Lo lắng nhất đối với những “người mở đường” trong lĩnh vực này không phải là tiền bạc, cơ sở vật chất, hay hành lang pháp lý… mà chính là thừa phát lại còn rất xa lạ với người dân Thủ đô. “Nhiều người đánh nhau gây thương tích cũng gọi chúng tôi, chồng có biểu hiện ngoại tình cũng nhờ theo dõi…, tóm lại người thì nghĩ mình là thám tử, người nghĩ mình là cơ quan nhà nước. Ngay cả cán bộ trong cơ quan công quyền khi mình đến xuất trình giấy tờ đề nghị phối hợp họ cũng e ngại, có nơi từ chối thẳng thừng…”, ông Lạng nhớ lại.

Không có thành công nào đến lại dễ dàng, vì thế ông Lạng và các thừa phát lại trong văn phòng luôn trăn trở làm thế nào để người dân hiểu thừa phát lại làm gì? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng cũng mất không ít công sức của ông và các cộng sự trong văn phòng. Chủ động tìm đến các cơ quan truyền thông nhờ tuyên truyền, xuất hiện dày đặc trong hội thảo, hội nghị, in tờ gấp, tờ rơi, thậm chí đi đến từng cơ quan, từng địa bàn dân cư giới thiệu về thừa phát lại… Mưa dầm thấm lâu, dần dần khách hàng tìm đến với Văn phòng của ông ngày càng đông, đặc biệt nhu cầu lập vi bằng ngày càng lớn. Nếu trong năm đầu hoạt động, chỉ có 95 vi bằng được lập, thì đến năm 2015 con số này là 223 vi bằng, năm 2016 là 425 vi bằng, và năm 2017 con số tăng lên là 613 vi bằng…

“Nói con số tăng lên nhưng thực ra so với nhu cầu của đời sống thì cũng chưa thấm vào đâu, bởi cuộc sống hàng ngày có bao vấn đề phát sinh cần phải lập vi bằng, nhưng người dân cũng chưa có thói quen sử dụng”, ông Lạng cho biết.

Ban đầu, việc lập vi bằng thường chỉ bó hẹp trong giao nhận tiền, ghi nhận hiện trạng tranh chấp, hay thỏa thuận công việc trong gia đình… thì giờ đây, vi bằng đã được lập trong mọi lĩnh vực, ngõ ngách của đời sống. Nói xấu nhau trên mạng, sử dụng dịch vụ truyền hình trái phép, phân chia tài sản sau ly hôn, xác nhận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, góp vốn… người ta đều gọi đến thừa phát lại. “Anh em chúng tôi rất vui vì ngày càng nhiều người đến với thừa phát lại nghĩa là chế định này đã dần từng bước đi vào cuộc sống”, ông Lạng phấn khởi nói.

Cần tạo thuận lợi cho “doanh nghiệp” thừa phát lại phát triển

Vẫn còn nhớ như in một việc lập vi bằng cho kết quả tốt. Ông Lạng kể vụ việc xảy ra ở một xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội. Xuất phát từ việc tranh chấp nhà thờ dòng họ, gia đình chị X. bị một số đối tượng đến đập phá nhằm chiếm nhà thờ họ. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi phía bị hại báo chính quyền nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, qua một người quen, chị X tìm đến thừa phát lại, đề nghị ghi nhận hiện trường đổ nát, sau này làm bằng chứng tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Sau hai ngày làm việc cật lực, thừa phát lại đã hoàn thành tấm vi bằng trao cho chị X. Sau này, nhờ có vi bằng, cơ quan Công an đã khởi tố vụ án. Rất nhiều trường hợp khác, vi bằng được sử dụng làm chứng cứ tại các cơ quan tố tụng, mang lại công bằng cho người dân.

Vi bằng hiện đang là lĩnh vực đem lại nhiều doanh thu nhất cho các Văn phòng Thừa phát lại ở Hà Nội. Tuy nhiên, đối với Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình thì vấn đề lợi nhuận không đặt lên hàng đầu, mà theo ông Lạng quan trọng vẫn là việc làm sao để dân biết đến mình. “Nhiều gia đình có công, người nghèo, người neo đơn, tàn tật… chúng tôi đều có chính sách miễn giảm mức thu”, ông Lạng cho biết. Với những trường hợp này nếu có nhu cầu, Thừa phát lại sẽ chủ động liên hệ qua chính quyền cơ sở hoặc tổ dân phố để xác định họ đúng là đối tượng cần miễn giảm chứ không yêu cầu xuất trình bất cứ giấy tờ gì. Đối với chính quyền cơ sở, muốn lập vi bằng để phục vụ công tác quản lý, nhiều trường hợp cũng được thừa phát lại lập miễn phí.

Hoạt động trong điều kiện hành lang pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ, nên phương châm của Thừa phát lại Ba Đình càng phải thận trọng, tuân thủ đúng quy trình trong tác nghiệp. Ví dụ để lập được một vi bằng, người yêu cầu phải xuất trình CMND, các giấy tờ chứng minh quyền (nếu có) đối với việc có yêu cầu lập vi bằng; Người yêu cầu lập và ký phiếu yêu cầu lập vi bằng; Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ lập vi bằng; Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của khách hàng; Hoàn thiện vi bằng, trả cho khách hàng; Đăng ký vi bằng theo quy định sau đó lập hồ sơ, đưa vào lưu trữ để kết thúc quá trình lập vi bằng. 

Ngoài lập vi bằng, thừa phát lại còn có chức năng tống đạt văn bản giấy tờ, xác minh điều kiện thi hành án… góp phần giảm tải cho cơ quan nhà nước.  Từ khi hoạt động đến nay Văn phòng Thừa phát lại đã thu cho ngân hàng số tiền trên 12 tỷ đồng, mỗi năm thu gần 1 tỷ tiền tống đạt văn bản giấy tờ…Doanh thu không lớn, song Văn phòng luôn chấp hành tốt các quy định về nộp thuế, về đóng bảo hiểm cho người lao động và tham gia tích cực các hoạt động từ thiện do quận Ba Đình tổ chức. Văn phòng cũng luôn tạo môi trường tốt cho các thừa phát lại và thư ký hoạt động, trao đổi chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ…Với những thành tích trong hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Tư pháp và 2 Bằng khen của UBND TP Hà Nội. 

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Nguyễn Văn Lạng tâm niệm, Văn phòng hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp, nhưng là Doanh nghiệp đặc thù. Bởi lẽ, công việc nó được giao thực hiện thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp, được Viện KSND thực hiện việc kiểm tra, giám sát trực tiếp theo Luật Viện KSND giống như Cơ quan Thi hành án dân sự. Mặt khác, là Doanh nghiệp nhưng hoạt động  nó được giao thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận, mà phần lớn do ngân sách nhà nước chi trả (thông qua Tòa án nhân dân  và Cơ quan Thi hành án dân sự), hoặc theo mức phí Nhà nước quy định trong lĩnh vực Thi hành án. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các “Doanh nghiệp” Thừa phát lại hoạt động và phát triển theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo, ông Lạng mong muốn UBND thành phố xem xét, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các Văn phòng Thừa phát lại. Đồng thời, Thừa phát lại và Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại khi hành nghề cũng nên có trang phục riêng như những Công lại đang thực thi công vụ. 

Đọc thêm

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân
(PLVN) - Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân, khu vực từ lâu phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Với các nhà quản lý và các thành phần kinh tế, đây là bước ngoặt để khơi thông dòng chảy vốn đầu tư bền vững, tạo xung lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, hướng tới mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.