Người mang lại 'nghề chưa từng có' cho đồng bào dân tộc

Cơ sở nuôi cá của “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên.
Cơ sở nuôi cá của “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên.
(PLO) - Nông dân nuôi cá là chuyện quá đỗi bình thường, nhưng đưa nghề nuôi cá phổ biến, phát triển rộng khắp cả huyện Đắk Hà (Kon Tum) với hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc vùng Bắc Tây Nguyên cùng nuôi thì chỉ có Nguyễn Hữu Tá làm được. 

Từ 15 m2 ao trở thành “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên

Hai năm trước, nghe tin ở xã Đắk Uy, huyện Đắk Hà nông dân đua nhau phát triển nghề nuôi cá, tôi đã lặn lội tò mò tìm đến, được người dân địa phương giới thiệu gặp ông A Thoại. Ông A Thoại có một ao nuôi rộng chừng 2.000m2 vừa thu hoạch xong, lãi được 20 triệu đồng. Ông hồ hởi kể: “So với người Kinh thì ăn thua gì đâu, nhưng ở đây thì mình nhất đấy”. Rồi ông tặc lưỡi: “Lời lãi chưa nói, cứ có được con cá tươi ăn là sướng rồi. Hồi trước, bà con dân tộc muốn có cá ăn chỉ biết ra sông, ra suối mà mò. Giờ thì ưng lúc nào là có lúc ấy. Cũng là nhờ Tá nó bày cách cho…”. 

Từ thông tin của ông A Thoại, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Tá. Cái nắng như lửa táp cuối mùa khô hắt vào từ mặt đường càng nồng thêm mùi cá. Tiếng nước chảy, tiếng cá quẫy rào rào khiến câu chuyện của tôi với anh phải liên tục tăng âm lượng… Anh Tá kể rằng, anh theo cha mẹ vào Đắk Hà lập nghiệp lúc mới lên 10 tuổi. Vốn là dân quê lúa Thái Bình, dù phải lên núi theo nghề cà phê thì nỗi nhớ con cá, con cua trong lòng vẫn không vơi. Có một mảnh ao nhỏ sau nhà, cha mẹ anh lần hồi sưu tầm các giống cá mang về thả. Ao cá nhỏ chỉ đủ “tự cung tự cấp” nhưng cũng đã cho anh một niềm vui đặc biệt… Tốt nghiệp phổ thông, bởi cha mẹ đông con (6 anh em), anh không có điều kiện học lên nữa. Phải tính con đường vừa để lập thân, vừa để giúp cha mẹ, nhưng theo lối nào đây? Tiếng mưa dài từng đêm càng khiến mọi sự suy tính thêm rối bời. Rồi như tia chớp chợt lóe lên trong óc anh: “Sao mình không làm nghề nuôi cá?”. Đắk Hà sông hồ không ít và bây giờ lại thêm bao nhiêu là hồ thủy điện. Còn đầu ra thì khỏi lo với vùng đất cao nguyên mênh mông đang khát cá tươi này…

Anh Tá cho biết: “Với ý định gắn bó với nghề nuôi cá, lúc đầu, em xin vào làm công nhân Công ty Thủy sản Đắk Lắk. Công việc cũng nhàn nhưng bởi chủ tâm học nghề nên việc nào dù không phải của mình, em cũng tham gia. Thấy em siêng năng, ham học hỏi, ông Giám đốc nhiệt tình chỉ bảo, đồng thời giao cho công việc khó nhất là ươm giống. Phải nói, ông là người tay nghề cực giỏi, lại giàu cái “tâm”. Sau hơn 1 năm miệt mài tích lũy, cầm chắc trong tay mọi bí quyết nghề nghiệp, em xin thôi việc, trở về Đắk Hà để theo đuổi ý tưởng”…

Quản lý nguồn vốn 20 tỉ đồng đầu tư cho 300 hộ nuôi cá; mỗi năm xuất 6.000 tấn cá thịt, hàng chục tấn cá giống thì bận rộn là đương nhiên. “Từ hai bàn tay trắng, 45 tuổi đã trở thành ông chủ quản lý một cơ nghiệp quả cũng đáng nể?” - tôi nói. Anh cười: “Cũng phải nhiều kiên trì, vất vả mới được đó anh. Năm 1994, sau khi thành nghề ở Đắk Lắk về, ý tưởng khởi nghiệp của em tưởng không thể thực hiện được. Mặt bằng không có, diện tích ao nuôi chỉ vẻn vẹn 15m2; vay vốn ngân hàng thì khó khăn mà chỉ vay được 5 triệu đồng là “kịch đường tàu”.

Sau nhiều suy nghĩ, em thấy muốn nuôi được nghề thì phải đi lên từ nghề. Vậy là em quyết định làm dịch vụ để tích lũy vốn. Đầu tiên, em lấy cá giống các nơi về tuyển chọn lại rồi bán, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi. Tiến thêm một bước, em nhận cung cấp thức ăn, bao tiêu cá cho họ. Mất 6 năm trời mới có được chút vốn để mua đất, xây hồ, gây dựng dần nên cơ sở này”.

Giúp nông dân cả huyện Đắk Hà nuôi cá 

Mỗi năm thu lãi ròng 1,5 đến 2 tỉ đồng cũng là lớn, nhưng nếu chỉ lấy tiền để “đo” thì Nguyễn Hữu Tá còn đứng sau nhiều “đại gia” nghề nông ở xứ cao nguyên này. Thế nhưng, điều không ai làm được như anh là đã mở nghề rồi mang lại nghề mới cho cả một huyện, thậm chí đang lan tỏa ra cả tỉnh. Công bằng thì trước anh, một số công nhân trồng cà phê ở Bắc vào cũng đã nuôi cá, nhưng là nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính; có dư bán thì lời lãi không bao nhiêu, vì năng suất thấp, chi phí cao. Chính anh đã mang lại cho họ kỹ thuật nuôi cá công nghiệp.

Nếu trước đây nông dân nuôi kiểu truyền thống, năm chỉ thu một vụ, sản lượng mỗi ha mặt nước chỉ chừng 1 tấn, thì nay, với kỹ thuật nuôi mới, năm họ thu 2 lứa, năng suất đạt tới 50 tấn/ha… Anh “hạch toán” cho tôi nghe: Mỗi kg cá đầu tư từ 20 - 21.000 đồng nhưng bán ra được 30.000 đồng. Lấy sản lượng trung bình 50 tấn/ha nhân với số lãi thì dễ dàng tính được nuôi cá cho lãi gấp 7 lần so cùng một diện tích cà phê. Chẳng thế mà nhiều hộ nhờ anh đầu tư đã trở thành tỉ phú…

Ở Đắk Hà này, nhắc đến những cái tên như Hoàng Danh Truyền, Nguyễn Văn Bảo, Phạm Văn Nuốn… thì ai chẳng biết bởi mỗi người mỗi năm đều xuất từ 100 tấn cá trở lên, thu lãi tiền tỉ. Trong số 300 hộ do Tá đầu tư thì 250 hộ có lãi từ 100 – 250 triệu đồng/năm… Điều có ý nghĩa nữa là không chỉ với người Kinh, chính Nguyễn Hữu Tá đã mang lại “nghề chưa từng có” cho đồng bào dân tộc…

Anh Tá cho biết: “Tôi mở nghề cho 3 chục hộ, hỗ trợ giống cho cả 2.000 hộ đồng bào ở các huyện ấy chứ. Phần lớn bà con chỉ mới dừng lại ở mức tự cung tự cấp, nhưng mỗi bữa ăn họ có được chút cá tươi, lúc hội hè không phải đi mua thứ cá bán rao đắt đỏ cũng là tốt lắm rồi”.

Mang lại nghề cho cả huyện đã tỏ cái “tâm” nhưng với anh, giúp họ giữ nghề, làm giàu được bằng nghề mới là trọn vẹn… Thế nên, bỏ vốn cả hai chục tỉ đồng, bao trọn vẹn từ kỹ thuật, con giống, thức ăn đến đầu ra mà anh không tính lãi của ai một đồng. Làm ăn, tất nhiên ai không mưu lợi nhưng với anh thì khác.

Anh kiếm lợi nhưng không phải từ công sức người nuôi - nghĩa là những người được anh đầu tư đó chỉ có một nghĩa vụ là bán cá cho anh theo giá thỏa thuận; còn lời lỗ sau đó là do sự xoay xở của anh trên thương trường… Làm ăn thời buổi bây giờ, đã không phải bỏ vốn lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm, còn gì hơn thế? Chưa hết, với những hộ khó khăn, anh luôn tính giá đầu tư thấp hơn; người nghèo thì chỉ bằng 30 - 50%.

Hướng dẫn kỹ thuật tại gia rồi, anh còn tổ chức những lớp tập huấn tập thể đông đến 300 người, bao cả ăn uống. Hộ nuôi cá giỏi, anh tặng cả quạt, ti vi. Không giữ riêng cho mình bí quyết nghề nghiệp gì, anh còn chuyển giao cả “bảo bối” kỹ thuật ươm giống cho 15 hộ. Hỏi sao không giữ độc quyền, anh chỉ gọn lỏn: “Tôi chẳng tham tiền”…

Tin cùng chuyên mục

PJICO chào đón tuổi 30 với định hướng phát triển bền vững

PJICO chào đón tuổi 30 với định hướng phát triển bền vững

(PLVN) - Vừa qua, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025. Mặc dù năm 2024 thị trường bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm PJICO nói riêng gặp nhiều khó khăn và thử thách, tuy nhiên nhờ kiên định với định hướng phát triển “ An toàn - Hiệu quả - Bền vững”, PJICO vẫn ghi dấu ấn kết quả kinh doanh ấn tượng, hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024 do đại hội đồng cổ đông đề ra, khẳng định tính đúng đắn của tầm nhìn chiến lược.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Bàn giao căn nhà đầu tiên do Hòa Phát tài trợ cho người dân xã A Lù

Bàn giao căn nhà đầu tiên do Hòa Phát tài trợ cho người dân xã A Lù
(PLVN) -  Ngày 3/1/2025, căn nhà đầu tiên đã được khánh thành và bàn giao cho gia đình ông Lý A Sài, thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là căn nhà đầu tiên trong số 28 căn mà Hòa Phát hỗ trợ tái thiết xây dựng lại tại xã biên giới A Lù với mong muốn người dân có nhà ở kiên cố, ổn định cuộc sống sau cơn bão số 3 (Yagi).

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường
(PLVN) -  Bước vào năm 2025 với mục tiêu “An toàn - Đoàn kết - Phát triển - Hiệu quả,” TKV sẽ đẩy mạnh sản xuất ngay trong tháng 1 để đáp ứng nhu cầu than tăng cao, đặc biệt từ các nhà máy điện. Đồng thời, trước sự ổn định của giá bán và nhu cầu các loại khoáng sản ở mức cao, TKV đặt trọng tâm vào việc tối đa hóa nguồn cung cho thị trường.

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra
(PLVN) -  Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Sáng ngày 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Tập đoàn Hòa Phát đồng hành tài trợ toàn bộ tôn lợp mái cho các công trình tại hai ngôi làng với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn
(PLVN) -  Gây ấn tượng với công chúng bởi những màn “chốt deal” quyết đoán trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7 và sự hết lòng hỗ trợ startup, Shark Nguyễn Văn Thái - Nhà đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương (Tập đoàn Thái Hương) chia sẻ quan điểm: “Con người là nguồn lực lớn nhất”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.