Người lao động tự do phấn khởi tìm hiểu về gói an sinh xã hội

Cán bộ UBND phường Kiến Hưng (người ở giữa) hướng dẫn lao động tự do trên địa bàn phường cách thức làm thủ tục đề nghị hỗ trợ.
Cán bộ UBND phường Kiến Hưng (người ở giữa) hướng dẫn lao động tự do trên địa bàn phường cách thức làm thủ tục đề nghị hỗ trợ.
0:00 / 0:00
0:00
Nhiều người lao động chia sẻ rất vui mừng sau khi UBND thành phố ban hành Quyết định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Chúng tôi rất vui khi thành phố Hà Nội ban hành quyết định hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Nếu được tiếp cận với các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, cuộc sống của chúng tôi sẽ phần nào vơi bớt khó khăn”, đó là chia sẻ của nhiều người lao động sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21-7-2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Sẵn sàng đưa gói hỗ trợ đến người dân

Sau khi nghe Đài Truyền thanh phường thông báo những nội dung cơ bản của Quyết định số 3642/QĐ-UBND, chiều 23-7, chị Nguyễn Thị Thúy, tổ dân phố 14, phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) đến UBND phường Kiến Hưng làm đơn đề nghị được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội dành cho nhóm lao động tự do.

Theo lời kể, trước đây, chị Thúy cùng chồng bán hàng cơm bình dân trước cổng Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì). Lợi nhuận thu được khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày từ công việc bán cơm là nguồn thu nhập chủ yếu của cả gia đình, vừa đủ để trang trải cho các sinh hoạt tối thiểu thường nhật, hầu như không có tích lũy. Vì thế, việc phải tạm dừng bán hàng liên tục từ tháng 5-2021 đến nay để phòng, chống dịch Covid-19 khiến cuộc sống của gia đình chị gồm 4 thành viên, gặp nhiều khó khăn.

Cũng ở phường Kiến Hưng, vợ chồng chị Lê Thị Huyền, tổ dân phố 11, phấn khởi lên UBND phường vào chiều 23-7 tìm hiểu về thủ tục đề nghị nhận hỗ trợ dành cho lao động tự do. “Chúng tôi cùng làm nghề cắt tóc, gội đầu. Thời gian gần đây, chúng tôi thường xuyên đóng cửa hàng để phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng, đồng nghĩa gia đình tôi bị giảm sâu thu nhập. Nếu được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội, chúng tôi sẽ có một khoản để chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu trước mắt”, chị Huyền nói.

Ngoài những trường hợp nêu trên, theo khảo sát bước đầu của UBND phường Kiến Hưng, trên địa bàn phường có khoảng hơn 400 lao động tự do bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19. Để người lao động được tiếp cận với gói hỗ trợ an sinh xã hội, phường Kiến Hưng đã thành lập Hội đồng xét duyệt do Chủ tịch UBND phường làm Chủ tịch Hội đồng cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể theo quy định. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về nội dung Quyết định số 3642/QĐ-UBND được thực hiện qua nhiều kênh thông tin.

Tương tự phường Kiến Hưng, các phường trên địa bàn quận Hà Đông khẩn trương triển khai Quyết định số 3642/QĐ-UBND, nhất là với nhóm lao động tự do. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hà Đông Đỗ Thị Minh Loan cho hay, UBND quận đã ban hành kế hoạch triển khai, phân công thành viên Ban chỉ đạo; đồng thời, đôn đốc các phường chủ động thực hiện. Ngày 24-7, quận sẽ họp trực tuyến đến tất cả thành viên liên quan và UBND các phường để trao đổi, phổ biến rõ về quy trình, cách thức thực hiện. Với nhóm lao động tự do, dự kiến, trên địa bàn quận Hà Đông có khoảng hơn 13.000 người cần hỗ trợ.

Tại quận Cầu Giấy, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Nguyễn Quang Hồng thông tin, từ ngày 23-7, các phường bắt đầu đón tiếp người lao động tự do, hộ kinh doanh đến làm hồ sơ. Ước tính, trên địa bàn quận Cầu Giấy, có gần 10.000 lao động tự do bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, hội đủ nhiều yếu tố để được hỗ trợ. Cùng ngày, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy đã tiếp nhận một số hồ sơ của doanh nghiệp đóng trên địa bàn đề nghị được hỗ trợ...

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện, thị xã đã “kích hoạt” hệ thống tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ gói an sinh xã hội dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND. Tất cả đã sẵn sàng đưa gói hỗ trợ đến với các trường hợp đủ điều kiện thụ hưởng trong thời gian nhanh nhất. Ngay trong ngày 23-7, đông đảo người lao động tự do đã tìm hiểu thông tin và làm đơn đề nghị được hỗ trợ.

Lắng nghe, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh

Triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội với tinh thần chủ động, quyết liệt, đến cuối ngày 23-7, các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố đã hỗ trợ giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho gần 1,44 triệu lao động; xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương với 23 đơn vị, gồm 772 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất cho 2.347 lao động...

Theo phản ánh của người lao động, người sử dụng lao động trong những ngày đầu triển khai Quyết định số 3642/QĐ-UBND, thì hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ từ gói an sinh xã hội khá đơn giản, dễ thực hiện. Riêng với nhóm lao động tự do, các quy định đã rõ ràng. Tuy nhiên, người lao động còn băn khoăn: Những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sau Công điện số 15/CĐ-CTUBND ngày 18-7-2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước sẽ được triển khai ra sao? Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể.

Để kịp thời giải đáp những vướng mắc phát sinh, với vai trò là cơ quan chủ trì triển khai, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng (số điện thoại: 02438344643) gồm nhiều số máy lẻ, có người trực thường xuyên, sẵn sàng giải đáp, ghi nhận ý kiến góp ý, kiến nghị của người dân. Những vấn đề vượt thẩm quyền, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố để có hướng giải quyết phù hợp.

Đọc thêm

Mỏ cát được đấu giá gấp hơn 60 lần giá khởi điểm

Quang cảnh phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Lộc (Quảng Nam).
(PLVN) - Chỉ sau một tháng thành lập, Cty TNHH Hoàng Châu Sa đã trúng đấu giá mỏ cát gần 500 tỷ đồng tại Quảng Nam, gấp hơn 60 lần giá khởi điểm. Cùng với hai DN khác, tổng giá trị 3 mỏ cát được đấu trúng vượt 940 tỷ đồng.

Đề xuất không thu quá 95% giá nhà ở xã hội trước khi người mua nhà được cấp sổ đỏ

Một dự án nhà ở xã hội của TP Hà Nội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất, chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nền tảng pháp lý vững chắc bảo vệ người tiêu dùng

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày18/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây được đánh giá là bước đột phá quan trọng trong quản lý rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Liên quan một vụ việc tranh chấp đất tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa): Cần xem xét giá trị pháp lý của giấy chứng nhận trong sự việc

Thửa đất được gia đình ông Nguyễn Văn Luân sử dụng, canh tác gần 50 năm.
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Luân (ngụ thôn Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) phản ánh một việc tranh chấp đất. Theo đó, gia đình ông có thửa đất do ông bà ngoại ông Luân khai hoang từ trước 1975. Sau khi ông ngoại mất, thửa đất tiếp tục được con cháu canh tác, sử dụng ổn định, trồng cây, làm trại nuôi dê, dựng rào… Hiện trên mảnh đất có nhiều cây cối và hai ao nuôi cá.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông
(PLVN) - Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Tuyết Thảo (ngụ xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho rằng xảy ra sự việc bị một nhóm người xâm nhập, chiếm giữ khu đầm nuôi tôm 8ha tại khu vực Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gia đình bà nhận chuyển nhượng từ người dân địa phương và trực tiếp đầu tư, quản lý, nuôi trồng từ nhiều năm qua.

Liên quan thủ tục tố tụng một vụ kiện đòi đất tại An Giang: TAND tối cao cho biết không có căn cứ kháng nghị

Văn bản của TAND tối cao và của TAND cấp cao tại TP HCM. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (TAND tối cao) vừa có Văn bản 84/TB-TANDTC ngày 10/6/2025 thông tin đến Báo PLVN vụ việc ông Huỳnh Công Tùng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) với quyết định giải quyết kháng cáo với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm tỉnh An Giang và phúc thẩm TAND cấp cao tại TP HCM. Theo đó, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.