Người lao động nước ngoài nào được tham gia bảo hiểm xã hội?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có giải đáp làm rõ đối tượng người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP. 

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP cũng đã có quy định các trường hợp loại trừ. Cụ thể, NLĐ quy định tại Khoản 1 nêu trên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Trong khi đó, theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thì NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ DN là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một DN nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ DN sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được DN nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, NLĐ nước ngoài tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau đây: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ; Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (bao gồm NLĐ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một DN nước ngoài đã được DN nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của DN nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Đọc thêm

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.