Người làng bè trên sông Thị Vải 'khóc' vì cá chết hàng loạt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cá nuôi trong lồng bè trên sông Thị Vải, xã Phước Thái, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), chết hàng loạt sau một cơn mưa lớn, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi cá, với ước tính "tiền trôi theo nước" hơn 10 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đang "vào cuộc" để điều tra nguyên nhân.

Hàng chục tấn cá chết sau cơn mưa lớn

Sáng 31/8, tại làng bè trên sông Thị Vải, đoạn qua ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nhiều lồng nuôi cá bằng lưới gân đã được kéo lên vì toàn bộ cá trong lồng chết. Mùi hôi tanh từ cá lan khắp khu vực, kèm theo đó là xác cá nổi lềnh bềnh bám vào các mắt lưới hoặc dạt vào các cây đước phía trong bờ.

Khi được hỏi về cách xử lý số cá chết, người dân cho biết ban đầu họ vớt cá lên bỏ vào bao tải, nhưng do số lượng quá lớn nên đành để ra ngoài. Nếu không kịp vớt, cá chết sẽ chìm xuống đáy sông sau một thời gian ngắn.

Một cụm 4 lồng bè sát nhau trên sông Thị Vải chịu thiệt hại nặng nề vì cá chết hàng loạt.

Một cụm 4 lồng bè sát nhau trên sông Thị Vải chịu thiệt hại nặng nề vì cá chết hàng loạt.

Người dân phản ánh, hiện tượng cá chết bắt đầu từ tối 26/8, sau một cơn mưa lớn. Cá lóp ngóp nổi đầu trên mặt nước rồi nhanh chóng chết hàng loạt.

Đến sáng hôm sau, hàng chục tấn cá, chủ yếu là cá chim, cá mú, cá chẽm, cá trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch chết trắng trên diện rộng, khiến người dân vừa tiếc, vừa hoang mang. Trong đó, cá chim chết nhiều nhất, những loại cá khác có sức sống mạnh như cá mú và cá chẽm lần lượt chết nổi đặc trên các lồng bè.

Cá chết nổi lềnh bềnh trên sông được vớt lên vào sáng 31/8.

Cá chết nổi lềnh bềnh trên sông được vớt lên vào sáng 31/8.

Nhiều hộ nuôi cá ngồi với nhau, động viên, chia sẻ với nhau trước những thiệt hại đang phải gánh chịu. Có những hộ dân coi như mất trắng tiền đầu tư vào cá, hộ thiệt hại nhẹ thì vài trăm triệu, hộ thiệt hại nặng thì cả tỷ đồng, trong khi tiền vay để đầu tư nuôi cá vẫn "treo trước mắt". Có người mất ăn mất ngủ, "khóc ròng" mấy hôm nay.

Cá chết trắng hồ vào chiều ngày 28/8.

Cá chết trắng hồ vào chiều ngày 28/8.

Làng bè kéo dài khoảng 5km với gần 30 hộ dân có lồng bè nuôi trồng thuỷ sản tại đây. Theo người dân tự thống kê, tổng lượng cá chết đợt này ước tính hơn 60 tấn, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Người dân vớt cá chết trong các lồng nuôi cá.

Người dân vớt cá chết trong các lồng nuôi cá.

Là một trong những hộ chịu thiệt hại nặng nề, ông Hồ Văn Hùng cư trú tại ấp 1B xã Phước Thái, người đã nuôi bè cá được 5 năm, cho biết, vợ chồng ông "mất ăn mất ngủ", đau lòng tiếc của, lưới gân nuôi cá phải kéo lên hết vì không còn cá sống.

“Dự kiến qua tháng 8 âm lịch sẽ được bán cá mà sau một trận mưa, cá chết trắng mặt nước. Trừ lồng cá mú, cá các lồng còn lại của nhà tôi chết khi kéo lưới lên thì gần như không còn con nào sống. Cá lồng cá mú không biết có chết tiếp không”, ông Hùng nghẹn ngào nói.

Cá chim chết xếp lớp trên mặt nước.

Cá chim chết xếp lớp trên mặt nước.

Theo ông Hoàng Văn Hóa, một chủ bè cá cư trú tại ấp 1C, xã Phước Thái, gia đình ông thiệt hại khoảng 300 triệu đồng trong sự cố này.

Cá chết được vớt lên.

Cá chết được vớt lên.

Người dân nghi ngại nguyên nhân không chỉ do mưa lớn

Theo các hộ dân nuôi cá tại làng bè ấp 1C, xã Phước Thái, sự việc này diễn ra một cách bất thường vì trong những năm gần đây chưa xảy ra tình trạng cá chết nhiều đến như vậy.

Anh Ngô Văn Bé, người trông coi bè cá tại làng bè trong 3 năm qua, nghi ngại:"Hàng năm, vẫn cá có chết nhưng số lượng ít. Tôi nghĩ có thể do nguồn nước bị ô nhiễm, nước ô nhiễm nặng chảy đến đâu thì cá ở tại lồng đó sẽ trồi lên mặt nước, bơi lờ đờ và lóp ngóp trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ là chết sạch”.

Ông Hồ Văn Hùng bên cạnh lồng cá đã kéo hẳn lưới lên vì không còn cá.

Ông Hồ Văn Hùng bên cạnh lồng cá đã kéo hẳn lưới lên vì không còn cá.

Người dân đã báo cáo tình hình với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Đại diện chính quyền xã Phước Thái phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành đã có mặt tại hiện trường, gặp gỡ, trao đổi với các hộ dân và lấy mẫu nước để xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân sự cố.

Lồng bè nuôi cá của anh Đào Văn Nhượng bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Lồng bè nuôi cá của anh Đào Văn Nhượng bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Người dân cũng được khuyến cáo tiếp tục theo dõi tình hình và báo cáo ngay khi phát hiện thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.


Tin cùng chuyên mục

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Đọc thêm

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.

Thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tham quan thực tế

Các đại biểu tham quan trong nhà máy
(PLVN) - Mới đây, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 (VPIC1). Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Đề án 687 về phát triển giáo dục & Đào tạo thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2020-2025

Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tại Quảng Ninh

Quang cảnh lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
(PLVN) -  Ngày 4/11, tại TP Hạ Long , Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐ-TB & XH) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2024, với thông điệp “Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Gương mẫu, sáng tạo, số hóa, hội nhập - Động lực phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, bao trùm”.