Người làm tung bay lá cờ bằng đá trong Lăng Bác

Nhìn hai lá quốc kỳ và cờ búa liềm đá với diện tích 30m2 được đính ghép từ hơn 4.000 mảnh đá nhỏ kiêu hãnh tung bay trong Lăng, nhà khoa học Trần Vĩnh Diệu cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Bởi đây không chỉ là thành công của công trình khoa học đầu tay của ông, mà còn là tấm lòng của vợ chồng ông và các đồng nghiệp dâng tặng để tỏ lòng mến phục và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

“Ông già com-po-sit”, bạn bè, đồng nghiệp gọi ông như vậy bởi nửa thế kỷ qua ông đã dành trọn cuộc đời mình cho việc nghiên cứu chuyên ngành vật liệu polyme com-po-sit. Rất nhiều giải thưởng khoa học đã đến với ông vinh danh bầu tâm huyết hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhưng trong ông vẫn tươi rói những kỷ niệm của công trình khoa học đầu tay...

Công trình khởi đầu cho sự nghiệp

Nhắc đến GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu, người ta không thể quên được sản phẩm đầu tay của ông, đó là đề tài: “Nghiên cứu công trình keo kết cấu từ nhựa epoxy dian và công nghệ dán các loại đá quý phục vụ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” do ông và người bạn đời của mình - PGS.TS. Lê Thị Phái và một số đồng nghiệp khác phối hợp thực hiện. 

GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu
GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu

Công trình được thực hiện trong những năm 1973-1974, lúc đó trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất lạc hậu, trang thiết bị, vật liệu thiếu thốn nên việc nghiên cứu rất khó khăn. Nhưng với kỹ thuật, nỗ lực, cần cù và sự tâm huyết của mình, GS Trần Vĩnh Diệu và các đồng nghiệp đã mày mò sáng tạo ra một loại keo dán đặc biệt, có khả năng kết dính và chống chọi với thiên nhiên khá cao.

Nhìn hai lá quốc kỳ và cờ búa liềm đá với diện tích 30m2 được đính ghép từ hơn 4.000 mảnh đá nhỏ kiêu hãnh tung bay trong Lăng, nhà khoa học Trần Vĩnh Diệu cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Bởi đây không chỉ là thành công của công trình khoa học đầu tay của ông, mà còn là tấm lòng của vợ chồng ông và các đồng nghiệp dâng tặng để tỏ lòng mến phục và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong căn phòng làm việc nhỏ, giữa bộn bề sách vở, tài liệu và cơ man nào là đề tài nghiên cứu, GS Trần Vĩnh Diệu hồi tưởng lại những ngày tháng ban đầu đáng nhớ ấy với một tâm trạng vô cùng xúc động. “Thực hiện một công trình lớn và có ý nghĩa như thế, tôi lo lắng lắm. Kể cả khi dán gần xong rồi vẫn thấy hồi hộp, chỉ sợ làm không khéo sẽ làm hỏng vật liệu...”, ông tâm sự.

Nhưng rồi, công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của ông đã thành công, đáp ứng sự mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam. Nó cũng là sự khởi đầu tốt đẹp cho hàng trăm công trình khoa học sau đó của GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu - “ông già com-po-sit”.

Từ cậu trò nghèo hiếu học...

Sinh năm 1938 trong một gia đình nghèo, đông con, cha mất sớm nên ngay từ nhỏ, cậu trò nhỏ Trần Vĩnh Diệu đã phải làm đủ nghề từ nấu kẹo lạc tới viết khẩu hiệu thuê để giúp mẹ chăm lo cho gia đình. Cũng bởi xuất thân từ gia cảnh nghèo khó như vậy nên lúc nào trong đầu Trần Vĩnh Diệu cũng nung nấu quyết tâm học thật giỏi để thoát nghèo.

Với ý chí và quyết tâm cao độ như vậy nên chỉ trong năm đầu thi đại học, Trần Vĩnh Diệu đã thi đỗ vào Khoa Hóa hữu cơ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1956) và luôn đứng trong tốp đầu của lớp. Sau 3 năm học tại trường, với những thành tích xuất sắc trong ngành Hóa hữu cơ, Trần Vĩnh Diệu vinh dự được nhà trường cử đi học chuyển tiếp ở Moskva.

Thời gian ở đây, Trần Vĩnh Diệu lại tiếp tục giành được sự thán phục của các thầy cô cũng như bạn bè ở nước bạn bởi bảng thành tích cao ngất ngưởng của mình. Tốt nghiệp khóa tu nghiệp tại Nga với tấm bằng đỏ chói, về nước Trần Vĩnh Diệu đã được mời về giảng dạy tại chiếc nôi cậu đã học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1962).

Sau 20 năm học tập và giảng dạy trong và ngoài nước, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu đã tận tâm, cống hiến cả sinh lực của mình cho hoạt động giảng dạy, đặc biệt là bộ môn Hóa lý polyme. Và, các công trình nghiên cứu về chuyên ngành vật liệu polyme com-po-sit là đam mê suốt đời của ông.

Đến công dân tiêu biểu của Thủ đô

Năm 1995-1998, với cương vị Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme, Giáo sư Diệu đã trực tiếp ký kết với đối tác hợp đồng: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp đặt vòm com-po-sit để che máy bay quân sự” - đưa vật liệu mới ứng dụng trong quân sự. Thời kỳ bấy giờ, Giáo sư cho hay, hầu hết máy bay của khu vực quân sự không có vòm che, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của phi công.

Trước thực tế này, TSKH  Trần Vĩnh Diệu đã đưa một loại phi kim loại có tính chịu lực rất cao vào nghiên cứu và thiết kế đưa vào sử dụng các mái vòm che máy bay chiến đấu tại 4 sân bay quân sự phía Bắc. Gần 20 năm trôi qua, những tấm lá chắn ấy vẫn kiên cường, bất khuất, bất chấp gió mưa, bão bùng...

Hiện giờ, khi tuổi đã cao, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu vẫn rất say mê với sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Đề tài khoa học “Nghiên cứu và triển khai vật liệu polyme gia cường bằng sợi thực vật để tạo ra thế hệ vật liệu mới thân thiện với môi trường” đang được ông thực hiện với mong ước tái tạo và thay thế  những nguyên liệu không thể tái tạo được trong điều kiện nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt như hiện nay.

Ghi nhận những nỗ lực của ông, ngoài rất nhiều Huân, Huy chương, giải thưởng, mới đây ngày 10/10/2011, GS. TSKH  Trần Vĩnh Diệu đã được vinh danh là Công dân ưu tú của Thủ đô. Đáp lại sự chia vui của học trò, đồng nghiệp, ông chỉ giản dị một câu nói: “Tôi mong trong thời gian tới sẽ tiếp tục được đóng góp một phần nhỏ bé để đưa khoa học công nghệ Hà Nội đến gần hơn với cuộc sống!”.

Đoan Trang

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...