Người kẻ chợ

(PLVN) - Hà Nội - đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ những tài năng, những trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa đã được nhân dân cả nước ca ngợi: “Ngàn năm văn vật đất Thăng Long” hoặc “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”... 

Hà Nội thế kỷ thứ XXI náo nhiệt, sầm uất, ồn ã hối hả với những lo toan thường nhật của người dân. Song hành với náo nhiệt đó là những hành động đẹp, những hành động đầy nhân ái góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại và nhân văn.

Khơi dậy và phát huy nét hào hoa, lịch lãm của người dân đất Kinh kỳ

Phong trào “Tôi yêu Hà Nội” do Thành đoàn Hà Nội khởi xướng, duy trì trong nhiều năm qua, cho đến nay vẫn tiếp tục lan tỏa, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ với gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.

Hàng chục nghìn hình ảnh ghi lại hoạt động của các bạn trẻ giúp đỡ người già khi tham gia giao thông, thanh niên hiến máu tình nguyện, hay những trường hợp một số người đổ rác ra nơi công cộng, vi phạm trật tự an toàn giao thông... đều được các bạn trẻ trong đội hình “Camera 360 trẻ” của đoàn thanh niên các cấp ghi lại.

Những hình ảnh đó được tuyên truyền trên các kênh thông tin khác nhau, trong đó có mạng xã hội, góp phần tuyên truyền những nét văn hóa ứng xử đẹp trong cộng đồng và phê phán những hành vi chưa đẹp trong ứng xử. 

Các hoạt động của phong trào “Tôi yêu Hà Nội” đã được triển khai theo các chủ đề: Hà Nội xanh, Hà Nội an toàn, Hà Nội văn minh, Hà Nội nghĩa tình, Hà Nội trẻ, “Hà Nội văn hiến”.. Hà Nội xanh: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp. Hà Nội văn minh: Xây dựng văn hóa ứng xử, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu nhi. Và Hà Nội văn hiến: Gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh thiếu nhi.

Đối với nội dung “Hà Nội văn hiến”, Thành đoàn phối hợp Sở Du lịch tổ chức các đội tuyên truyền văn hóa, lịch sử, hướng dẫn khách tham quan thực hiện ứng xử văn minh tại các điểm di tích, du lịch quan trọng như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu vực hồ Hoàn Kiếm... Hoạt động của các bạn thanh niên tình nguyện tại đây giúp cho khách tham quan hiểu thêm về lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Phong trào “Tôi yêu Hà Nội” từ khi phát động đã được các cơ sở Đoàn triển khai bằng những việc làm cụ thể, phong trào đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu hút hàng chục triệu bạn trẻ tham gia, có sức sống lâu bền trong thanh niên, tạo được dấu ấn đậm nét với xã hội.

Khơi dậy và phát huy nét hào hoa, lịch lãm của người dân đất Kinh kỳ, phát huy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội xưa và nay; quận Hoàn Kiếm đã xây dựng đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ”.

Đại diện quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Khơi dậy nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ chính là khơi dậy cốt cách, “cái hồn” của phố cổ Hà Nội với nét văn hóa ứng xử thanh lịch đặc trưng trong giao tiếp, sinh hoạt”. Trong 5 tiêu chí đề án đưa ra, quận Hoàn Kiếm tập trung vào 2 tiêu chí cốt yếu: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tiêu chí có ý thức giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.

Sinh ra tại phố cổ Hà Nội, nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: “Người Hà Nội gốc cần phải giữ lấy văn hóa truyền thống, không nên bị cuốn theo lối sống thực dụng của xã hội hiện đại. Nhiều người cho rằng, những người lấy chợ và mặt phố làm nơi kiếm kế sinh nhai thường ít quan tâm đến các phong trào xã hội, nhất là phong trào xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch. Nhưng với người dân phố cổ Hà Nội lại khác. Văn hóa truyền thống ngàn năm vẫn ngấm sâu trong tiềm thức mỗi người dân ở đây và khi được khơi dậy, nó vẫn tỏa sáng, bất kể đó là ai, làm công việc gì”.

Ở những nơi chan chứa tình người

“Bệnh viện thiện nguyện” ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai luôn đông đúc những bệnh nhân chờ đến lượt khám chữa bệnh. Tuy “bệnh viện” chỉ chưa đầy 20m2 với một chiếc bàn làm việc và chiếc gường cá nhân, nhưng nơi đây chan chứa tình người. Đã 27 năm nay, nơi này nổi tiếng với việc khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho mọi người đặc biệt là những gia đình nghèo, gia đình chính sách.

Vị bác sĩ U90- Trương Thị Hồi Tố đang ân cần khám cho bệnh nhân
Vị bác sĩ U90- Trương Thị Hồi Tố đang ân cần khám cho bệnh nhân

Và đặc biệt hơn, vị Từ mẫu ấy là bác sĩ tuổi U90. Mái đầu bạc trắng, ánh mắt tinh nhanh, nụ cười đôn hậu, bị bác sĩ già Trương Thị Hồi Tố - bác sĩ già 86 tuổi (sinh năm 1933) ân cần hỏi han tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Bà Đặng Thị Nhàn, 65 tuổi (quận Hoàng Mai) rưng rưng cảm động: “Tôi khám chữa bệnh ở đây được 20 năm rồi. Ơn của bác sĩ Tố và một số y bác sĩ khác đối với gia đình tôi lớn lắm. Nếu vào bệnh viện để khám chữa bệnh, mỗi lần như vậy chắc phải mất ít nhất vài chục nghìn đồng. Gần hai mươi năm ròng rã như vậy, gia đình tôi không biết đã tốn mất bao nhiêu tiền rồi. Có một nơi khám bệnh và phát thuốc miễn phí của vị bác sĩ già này giúp đỡ được biết bao nhiêu người, biết bao gia đình khó khăn”.

Cơ sở vật chất của phòng khám có hạn, phòng khám thiện nguyện mới chỉ dừng lại ở việc đo huyết áp, xét nghiệm tiểu đường, khám và chữa một số bệnh thông thường. Trong trường hợp bệnh nặng, cần điều trị trong thời gian dài vị bác sĩ già sẽ tư vấn và đưa lời khuyên cụ thể cho bệnh nhân đến khám, chữa tại những bệnh viện, cơ sở có uy tín. 

Làm việc suốt hàng chục năm qua, nhưng vị bác sĩ già và một số y bác sĩ nơi đây không hề lấy một đồng nào từ người bệnh. Không những bỏ công sức, bà còn góp tiền từ lương hưu để mua thuốc phát tặng bệnh nhân nghèo. Trước lòng thiện nguyện cao đẹp ấy, có một số nhà hảo tâm đã ghé vai, góp sức cùng bà Trương Thị Hồi Tố và y, bác sĩ ở đây sắm những trang thiết bị y tế cơ bản và một tủ thuốc các loại phát miễn phí cho bệnh nhân.

Đối với bà, nụ cười và tình cảm yêu mến của người dân nghèo chính là động lực, là món quà vô giá mà bà có được. Bà Trương Thị Hội Tố đã đem trái tim giàu lòng nhân ái, yêu thương đến với cuộc sống… Với những đóng góp của mình, bà Trương Thị Hội Tố đã được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2018, 2019.

Bà Nguyễn Thị Túc - Tổ trưởng tổ dân phố số 34, phường Xuân La, Tây Hồ, Hơn 10 năm gắn bó với các công tác ở khu dân cư, bà đảm nhiệm nhiều chức danh là Tổ trưởng dân phố, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, đại biểu HĐND phường Xuân La nhiệm kỳ 2016-2021, trong vai trò nào bà cũng nhiệt tình và tận tâm: Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bà cùng các cán bộ khu dân cư biên soạn, sưu tầm những tài liệu, câu chuyện về Bác, tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền vận động nhân dân học tập theo gương Bác.

Bà còn làm hòa giải viên, giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong các gia đình trong khu dân cư; hưởng ứng mô hình nuôi lợn nhựa, bà đã vận động mọi người nuôi 300 lợn nhựa, mỗi năm ủng hộ cho quỹ của Chi hội phụ nữ từ 5 đến 12 triệu đồng để tặng sổ tiết kiệm, tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, bà có sáng kiến mô hình “Đan làn nhựa” tặng chị em đi chợ để giảm thiểu sử dụng túi nilon bảo vệ môi trường bằng việc đi thu gom các đoạn dây buộc ở các chợ và công trình xây dựng về hướng dẫn chị em đan thành làn nhựa; đến nay có 320 hội viên Chi hội phụ nữ được tặng và sử dụng làn đi chợ. Hơn thế nữa, Chi hội phụ nữ thu được 10 triệu đồng tiền bán làn nhựa đóng góp vào quỹ của Hội và mô hình này đã được nhân rộng trong 10 chi hội phụ nữ phường Xuân La.

Ngoài ra, bà luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện: Tổ chức, ra mắt mô hình “Tủ quần áo từ thiện” vận động các gia đình quyên góp những bộ quần áo mới hoặc cũ nhưng vẫn sử dụng được, thành lập đội hơn 20 chị em hàng tuần lựa chọn, phân loại giặt sạch hàng trăm bộ quần áo gửi tặng những gia đình khó khăn nhiều tỉnh vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa. Với những thành tích trên, bà đã được Chủ tịch UBND Thành phố tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019.

Nhiều người dân nghèo chỉ phải bỏ ra 1.000 đồng sẽ được thưởng thức một suất cơm ngon lành với đầy đủ các món tự chọn trong một quán ăn khiến cho nhiều người cảm thấy mát lòng. Những suất cơm từ thiện đặc biệt này nằm trong một quán ăn tại ngõ 120 đường Trần Bình, phục vụ những người lao động nghèo, những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào trưa thứ 2 hàng tuần. Không chỉ có vậy, nếu ai không đến được như những người trong bệnh viện hay đang lao động, những người đến hoàn toàn có thể mua về những suất cơm 1.000 đồng   cho họ.

Quán cơm từ thiện này phục vụ đầy đủ các món ăn tự chọn và ngon, không thua kém bất kỳ quán cơm nào khác có giá từ 20.000 - 40.000 đồng tại Hà Nội và được rất nhiều người ủng hộ.

Chia sẻ về ý tưởng mở ra mô hình suất cơm từ thiện này, anh Nguyễn Anh Vũ- chủ nhà hàng chia sẻ: “Mô hình được mở ra chỉ với mục đích muốn nấu những bữa cơm thiện tâm, trên tinh thần lá lành đùm lá rách, mong muốn phần nào đó giúp đỡ những người có thu nhập thấp, giảm bớt được một phần gánh nặng đối với họ’’.

Những suất ăn với đầy đủ các món chứa đầy tình cảm sẻ chia, động viên những người có hoàn cảnh khó khăn. Những bữa cơm 1.000 đồng chứa chan tình người

... Hà Nội không chỉ là điểm đến, mà còn lắng đọng nhiều dấu ấn đặc biệt. Từng gánh hàng rong, những chiếc xe đạp chở đầy hoa, những con đường đầy lá rụng, và ngay cả sự đông đúc, nhộn nhịp của Hà Nội cũng khiến trái tim của những du khách phương xa lay động và xuyến xao. Và hơn thế, những hành động đẹp, những giá trị nhân văn chan chứa tình người đã, đang và sẽ lan tỏa khắp chốn Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.