Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Muỗi vằn aedes aegypti truyền virus sốt xuất huyết. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và khi mặt trời lặn, đậu nơi tối nên phải soi đèn để bắt.
Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Gần 2.000 người ở Hà Nội bị sốt xuất huyết, kể từ đầu năm đến nay. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thường Tín, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Oai. Cuối tuần qua, nhiều quận huyện phát động diệt loăng quăng, phun thuốc, dọn vệ sinh môi trường, soi đèn vào chỗ tối để bắt muỗi. Trong ảnh là một nhân viên y tế soi đèn pin để bắt muỗi vằn. 

"Muỗi vằn rất tinh ranh, nhanh nhẹn, thường bay lượn, thích đậu trên các loại vải có màu sẫm tối, tối đậm, nhiều lông tơ mịn", bác sĩ Đỗ Danh Mạnh, Trung tâm Y tế bệnh tật huyện Quốc Oai, cho biết.

Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Khi phát hiện muỗi, các nhân viên y tế dùng ống thủy tinh nhỏ trong suốt để bắt và xác định giống muỗi có thể là trung gian mang virus sốt xuất huyết hay không. Tháng 4 đến tháng 11 là thời gian thuận lợi để muỗi phát triển do vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. 

Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Một con muỗi vằn bị bắt vào lọ thủy tinh. Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào. Những vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40% trong ngày, là nơi muỗi vằn thích đẻ trứng. Do đó để diệt loăng quăng, cách tốt nhất là lật úp các vật dụng có thể chứa nước lâu ngày, phát quang bụi rậm để môi trường sạch thoáng không cho muỗi trú ngụ.

Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Phun thuốc là cách để diệt muỗi trưởng thành. Hóa chất diệt muỗi là loại thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Thuốc được pha theo tỷ lệ 1:13 đạt độ an toàn cho người. Sau khi phun thuốc 2 giờ, con người có thể tiếp cận nơi vừa phun thuốc được. 

Người Hà Nội soi đèn bắt muỗi sốt xuất huyết

Nhân viên y tế dự phòng dùng loại máy phun đeo vai để phun hóa chất trong các hộ gia đình, hoặc khu đông dân cư. Loại máy này dùng vòi phun tạo áp lực xa khoảng 2 mét. Loại máy phun công suất lớn như trong ảnh để phun nơi có không gian lớn, cây cối rậm rạp, nhà để xe, bể bơi...

Sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước do bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. 8 tháng đầu năm, ngành y tế ghi nhận gần 130.000 người bệnh sốt xuất huyết, 16 người tử vong. Bệnh được dự báo diễn biến phức tạp và còn tăng nhanh từ nay đến cuối năm.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.