Người gốc Á ở nhiều nước đối mặt với phân biệt đối xử ngày càng nghiêm trọng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ thời điểm bắt đầu COVID-19, người gốc Á nhiều nơi trên thế giới phải chịu đựng sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc, học tập, và tình trạng này đang có nguy cơ ngày càng phức tạp hơn. 

Theo nhiều nhà phân tích, tình trạng phân biệt đối xử với người gốc Á bắt nguồn từ quan niệm rằng virus corona chủng mới gây đại dịch COVID-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc, và vì thế, họ thể hiện sự thù địch với người Trung Quốc nói riêng, người gốc Á nói chung.

Nhiều người thuộc nhiều sắc tộc ở châu Á làm việc tại nhiều quốc gia, cho biết rằng họ đã trải qua hoặc chứng kiến những hành vi phân biệt đối xử theo nhiều hình thức khác nhau suốt từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Họ thường phải chịu sự kỳ thị, chế giễu, hăm dọa và thậm chí là tấn công chỉ vì họ là người gốc Á.

Anh Yunhan Zhang - một người Mỹ gốc Á đang sống và làm việc tại Washington DC (Mỹ) - đã bị tấn công ngay trong chính quán cafe của mình bằng bình xịt hơi cay. Đây cũng không phải lần đầu tiên anh và gia đình bị quấy rối, tấn công. “Chúng tôi không thể duy trì việc kinh doanh khi tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày” - anh Zhang cho biết.

Câu chuyện của anh Yunhan Zhang (Washington DC., Mỹ).

Những nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử này bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau như Trung Quốc, Việt Nam, Philipines,...

Tại Australia, trong một khảo sát vào tháng 10 năm ngoái, có tới 66,4% người châu Á sinh sống tại đây báo cáo về tình trạng bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, tăng gần 15% trong vòng 6 tháng.

Những người dân Australia gốc Á cũng bị giảm thời gian làm việc chỉ còn một nửa so với đồng nghiệp, theo như nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, mà một trong những lý do của tình trạng này là sự ảnh hưởng từ việc phân biệt đối xử đối với người Úc gốc Á tại nơi làm việc.

Tại Anh, theo số liệu của chính phủ, tỷ lệ người Trung Quốc làm việc giảm 4,6% từ quý 1 đến quý 2 của 2020 - giảm gần 3 lần so với những nhóm chủng tộc khác.

Theo như ông Frances O'Grady - Tổng thư ký của Trades Union Congress, nguyên nhân của sự giảm sút công việc này có thể nằm ở sự xuất hiện của nhiều người châu Á trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Vì thế, khi lĩnh vực công việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cộng với tình trạng phân biệt đối xử của người sử dụng lao động, dẫn đến người gốc Á bị giảm giờ làm.

Theo các phóng viên CNN, tình trạng này có thể còn diễn biến kéo dài, đặc biệt là khi phần lớn thế giới vẫn đang chìm trong cơn suy thoái kinh tế liên quan đến đại dịch. Tại một số bang của Mỹ, những cư dân gốc Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng việc làm và phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp chưa từng có trong lịch sử.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.