Người đứng đầu cơ quan, đơn vị... phải quyết liệt chỉ đạo trực tiếp công tác Chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Bạc Liêu mới chủ trì Hội nghị Tổng kết hoạt động Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Tại Hội nghị, ông Bùi Thanh Toàn – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu, báo cáo tóm tắt kết quả triển khai Chuyển đổi số tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 và thông qua dự thảo Kế hoạch nâng cao chỉ số DTI của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành nhiều văn bản như Kế hoạch về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước,phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; Quyết định phê duyệt Đề án đô thị thông minh giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030…

Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại” trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025…

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Tầm quan trọng, tính cấp bách của Chuyển đổi số

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Bạc Liêu ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian qua. “Tỉnh Bạc Liêu còn một số khó khăn, hạn chế, như: một số lãnh đạo các đơn vị, thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của Chuyển đổi số, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm, không trực tiếp chỉ đạo công tác Chuyển đổi số, mà giao cho cấp Phó phụ trách, xem công tác Chuyển đổi số là công việc của cơ quan chuyên môn (cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông), từ đó, dẫn đến chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện Chuyển đổi số đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Tuy nhiên, còn đơn vị chưa thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số cấp huyện, như: huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải” - ông Phạm Văn Thiều cho biết.

Đại tá Hồ Việt Triều - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Đại tá Hồ Việt Triều - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Đại tá Hồ Việt Triều - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu xác định: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Công an tỉnh đã ban hành 05 Quyết định, 06 Kế hoạch và nhiều văn bản triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của cấp trên về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng Công nghệ thông tin trong lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, tư duy hành động, chuyển đổi trạng thái làm việc từ môi trường thủ công sang môi trường điện tử, đạt được một số kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp”.

"Công an tỉnh kiến nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ Công an tỉnh trong công tác phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, an toàn thông tin, an ninh mạng đủ khả năng đảm nhiệm công tác chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng trong tình hình mới.

Giúp tỉnh Công an tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực chuyển đổi số, như phần mềm, hệ thống bảo mật…; phối hợp đồng bộ các nhóm dữ liệu chuyên ngành với cơ sở dữ liệu dân cư, đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, góp phần giảm áp lực cho lực lượng Công an cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động, rà soát, làm sạch dữ liệu”, Đại tá Hồ Việt Triều chia sẻ.

Sở Tư pháp Bạc Liêu số hóa dữ liệu lĩnh vực Tư pháp, hộ tịch…

Sở Tư pháp Bạc Liêu số hóa dữ liệu lĩnh vực Tư pháp, hộ tịch…

Đồng thời, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Y tế, UBND TP Bạc Liêu... thảo luận, đóng góp ý kiến đều đi vào trọng tâm, sát với tình hình thực tế; đã làm rõ hơn những kết quả đạt được và những khó khăn hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyển đổi số của tỉnh Bạc Liêu.

Xây dựng Đề án phát triển Đô thị thông minh

Phát biểu Kết luận Hội nghị, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị: “Để đẩy mạnh công tác Chuyển đổi số trên địa bàn, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải quyết liệt, chủ động, chỉ đạo trực tiếp công tác Chuyển đổi số; Sở Thông tin và Truyền thông - đơn vị mới được tái lập, phải nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy để làm tốt công tác tham mưu, phối hợp đẩy mạnh công tác Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh”.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, phát biểu Kết luận Hội nghị.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, phát biểu Kết luận Hội nghị.

Cũng theo ông Phạm Văn Thiều, mặc dù các chỉ số Chuyển đổi số của tỉnh vẫn còn xếp khá thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, những trong năm qua, công tác Chuyển đổi số của tỉnh cũng đạt được những kết quả khích lệ. Đó là: kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số hóa dữ liệu hộ tịch tư pháp đạt 100%, đồng bộ dữ liệu thông tin y tế với mã định danh công dân đạt 93%, tích hợp dữ liệu y tế với dữ liệu bảo hiểm y tế và dữ liệu mã định danh công dân đạt gần 95%…

Trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng thanh toán trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích trong việc gửi, nhận kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Song song đó, tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm phục vụ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, triển khai hạng mục nâng cấp mở rộng Trung tâm dữ liệu, nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ hội nghị trực tuyến. Đầu tư 5 dự án thuộc Đề án phát triển Đô thị thông minh tỉnh Bạc Liêu…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.