Người đưa tinh túy sá sùng Vân Đồn lên tầm cao mới

Bà Cao Hồng Vân cẩn thận kiểm tra chất lượng từng sản phẩm. (Ảnh: PV)
Bà Cao Hồng Vân cẩn thận kiểm tra chất lượng từng sản phẩm. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải Dương, song với sự gắn bó, tình yêu đặc biệt dành cho mảnh đất miền biển Quảng Ninh, doanh nhân Cao Hồng Vân đã quyết tâm, bền bỉ trên hành trình tiên phong xây dựng và nâng tầm nước mắm sá sùng Vân Đồn, với mong muốn gìn giữ giá trị tinh túy của biển, đưa sản phẩm đặc sản của tỉnh Quảng Ninh đi khắp trong và ngoài nước.

Biến giấc mơ thành thật

Đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ, nữ doanh nhân Cao Hồng Vân - người “giữ lửa” cho thương hiệu “Nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest”, đưa chúng tôi tham quan cơ sở sản xuất nước mắm sá sùng tại thôn Khe Ngái, xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). Hương thơm sá sùng tỏa ra cùng ánh nắng chiếu xuống hàng cây rợp bóng mát, những nhân viên miệt mài làm việc trong dây chuyền máy móc hiện đại.

Sá sùng là loài thân mềm, chỉ sống ở những bãi bồi cát ven biển nơi thủy triều lên xuống. Loài sinh vật này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo đông y, sá sùng có vị ngọt, tính mát giúp bổ dương khí. Thịt sá sùng tươi vừa giòn, mềm, lại dai dai, có vị béo và ngọt. Sá sùng Vân Đồn được Tổng cục Thủy sản đánh giá là loại sá sùng ngon và có chất lượng cao nhất Việt Nam và được ví “đắt ngang vàng ròng”. Theo dân gian, từ xa xưa chỉ có nhà giàu hay vua chúa mới có thể thưởng thức loại hải sản này.

Cơ duyên làm nước mắm sá sùng đến với chị Hồng Vân như một giấc mơ. Từ nhỏ, chị Vân không ăn được mì chính, cứ ăn thứ gì có mì chính là thấy nôn nao, khó chịu. Còn nước mắm truyền thống thông thường thì thường có vị mặn, quá chát, không quen thì rất khó ăn. Chị Vân luôn ao ước có thể tạo ra loại nước mắm dễ ăn hơn, vừa thanh, ngọt.

Trong một lần đi ăn sáng với người bạn, chị Vân biết được người nấu phở đã sử dụng sá sùng để tạo độ ngọt thanh tự nhiên cho nước dùng mà không cần dùng đến mì chính. Khi ăn xong không còn cảm giác bị say mì chính mà thấy rất thoải mái, khoan khoái và dễ chịu với vị của nước dùng phở cứ vương vấn mãi trong miệng.

Nhận thấy sá sùng là sản vật quý hiếm và đặc biệt giàu chất dinh dưỡng mà thiên nhiên đã trao tặng vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh, sau nhiều đêm suy nghĩ, chị Vân có quyết định táo bạo là đem sá sùng ngâm cùng nước mắm, để lấy vị ngọt thanh hấp dẫn đến nao lòng của con sá sùng vào nước mắm cá truyền thống. Sá sùng có thể giảm đi vị mặn chát vốn có của nước mắm, tạo thêm hương thơm và vị ngọt thanh, ngon hoàn toàn tự nhiên, tốt hơn cho sức khỏe người dùng.

Dây chuyền sản xuất nước mắm sá sùng đạt tiêu chuẩn chất lượng. (Ảnh: PV)
Dây chuyền sản xuất nước mắm sá sùng đạt tiêu chuẩn chất lượng. (Ảnh: PV)

“Bí kíp” tạo ra nước mắm sá sùng trứ danh

Nghĩ là làm, mặc dù chưa có kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất nước mắm, chị Vân bắt tay ngay vào việc tìm đọc, mày mò nghiên cứu tài liệu. Hơn một năm ròng rã, chị Cao Hồng Vân đi khắp nơi từ miền Bắc tới miền Nam học hỏi kinh nghiệm của các nghệ nhân, công ty, cơ sở sản xuất mắm truyền thống và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh học hỏi công nghệ hóa thực phẩm, phòng tránh các rủi ro trong sản xuất thực phẩm… để đưa ra được công thức làm mắm sá sùng dựa trên nền tảng nước mắm cá truyền thống kết hợp với loài đặc sản sá sùng Vân Đồn thành sản phẩm mới có tính sáng tạo đột phá riêng của mình.

Thời gian đầu bắt tay làm mắm sá sùng, chị Vân vấp phải rất nhiều khó khăn, trắc trở bởi sự ngăn cản của người thân, rồi đến nguồn nguyên liệu cho sản phẩm ngày càng khan hiếm dần khi người dân khai thác triệt để, không bảo đảm quá trình sinh sản của sá sùng… Trước những khó khăn, rào cản, chị Vân chia sẻ: “Thật sự đó là khoảng thời gian vất vả, gian nan và nhiều thử thách đối với tôi. Để tìm ra công thức làm mắm sá sùng, trừ lúc ăn, ngủ thì lúc nào tôi cũng có mặt ở phòng thí nghiệm để nghiên cứu, thử nghiệm”.

Chỉ tay vào những bình inox lớn, xếp thành từng hàng men theo sườn đồi thay thế những chum đất như cách làm mắm cổ truyền, chị Cao Hồng Vân lý giải: “Sử dụng chum đất theo cách truyền thống vẫn còn những hạn chế. Khi ngâm mắm vào trong chum đất vẫn diễn ra quá trình trao đổi không khí với bên ngoài vì chiếc chum không kín, việc này tạo nên những vi khuẩn hiếu khí tăng cao ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng bình inox khiến cho mắm được ủ lên men trong một môi trường kín, không bị ảnh hưởng nhiều bởi không khí và nước mưa. Bản chất của inox hấp thụ nhiệt tốt hơn, giữ nhiệt được lâu hơn chum đất cộng thêm việc được đặt ở nơi đón nắng đã giúp đẩy nhanh được quá trình lên men vi sinh tốt hơn cho sản phẩm, tạo thêm được nhiểu lợi khuẩn và enzym tốt có lợi hơn cho sức khỏe người dùng”.

Nước mắm sá sùng Vân Đồn được Vanbest áp dụng phương pháp ủ chượp truyền thống, đánh đảo phơi nắng để lên men hoàn toàn tự nhiên. Nguyên liệu tươi, ngon thượng hạng được lựa chọn kỹ càng, chứa đựng cả một biển đất mỏ là cá cơm tươi, cá thu, cá nhâm, cá nục và sá sùng… trộn với muối biển, ủ lên men từ 12 tháng trở lên.

Sá sùng tại vùng biển Vân Đồn Quảng Ninh được các nhà khoa học đánh giá rất cao về chất lượng và dinh dưỡng khi chứa tới 17 loại khoáng chất tốt và 18 loại đạm acid amin tốt cho sức khỏe người dùng. Không giống như các sản phẩm nước mắm truyền thống khác, Vanbest đã đưa loại địa sâm quý sá sùng vào công thức làm mắm với một tỷ lệ phù hợp làm cho nước mắm cá truyền thống trở lên ngon và thơm hơn mà không phải dùng thêm các chất điều vị khác trong chế biến nước mắm truyền thống. Nước mắm sá sùng Vanbest sau khi thành phẩm sẽ có màu vàng cánh gián óng ánh, sóng sánh như mật ong.

Doanh nhân Cao Hồng Vân với thương hiệu Nước mắm sá Vân Đồn Vanbest. (Ảnh: PV)
Doanh nhân Cao Hồng Vân với thương hiệu Nước mắm sá Vân Đồn Vanbest. (Ảnh: PV)

Bằng hương vị dịu ngon tinh tế, mặn nhưng không chát cùng vị ngọt đạm của sá sùng đặc sản biển Vân Đồn, bặc biệt nước mắm sá sùng Vân Đồn còn giúp người dùng dễ tiêu hóa chất đạm, chất mỡ, giảm độ ngấy ngán của chất dầu, mỡ tốt hơn.

Ngoài ra, Vanbest còn thêm sáng kiến tạo ra 2 loại sản phẩm gia vị đặc biệt khác được lấy ra sau quá trình tăng đạm nước mắm sá sùng Vân Đồn là: muối tôm sá sùng Phú Trang và bột gia vị nước cốt phở. Bộ đôi gia vị độc đáo này sẽ giúp các gia đình nấu các món canh, riêu, nước lẩu, làm gia vị xào, kho ngon trứ danh mà không cần dùng đến mì chính và hạt nêm, ngoài ra còn rất tiện dụng, giảm được nhiều chi phí trong nấu ăn, vị ngọt thanh rất cuốn hút, gây “nghiện” và “sốt” cho những người đã biết và có cơ hội được sử dụng chúng.

Trung bình mỗi năm Công ty sản xuất khoảng 400.000 - 500.000 lít nước mắm, trong đó vào dịp lễ, Tết thì sản lượng tăng gấp 2 lần so với ngày thường mới đủ cung cấp cho khách hàng mua làm quà tặng cho cơ quan, doanh nghiệp và người thân các dịp ngày lễ, Tết cổ truyền.

Gom nhặt trọn vẹn cả tâm tình lẫn sự tinh tế, “Nước mắm sá sùng Vân Đồn” được xem như một sợi dây tâm giao kết nối giữa con người với nhau. Cũng từ tâm ý đó, thương hiệu nước mắm Vanbest không chỉ nằm trong gian bếp, bữa cơm thường ngày, mà còn hiện diện trong nhiều sự kiện trọng đại của gia đình Việt.

Chia tay nữ doanh nhân nhưng vẫn nhớ mãi ánh mắt chị Cao Hồng Vân lấp lánh niềm vui, niềm tự hào, bởi tình yêu và tâm huyết để đưa món quà quý giá của biển Vân Đồn lan tỏa đi khắp mọi miền trong nước và thế giới với giá trị, tầm cao mới.

Doanh nhân Cao Hồng Vân đã góp phần đưa Công ty TNHH MTV Newstar nhận được những giải thưởng cao quý, như: Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn; Siêu cúp thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và phát triển cộng đồng; Cúp Vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng, Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng Đông Nam Á, Top 10 thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng dịch vụ tiêu biểu, Top 10 thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương…

Doanh nhân Cao Hồng Vân cũng ghi danh với những danh hiệu, giải thưởng đáng tự hào như: Bảng vàng Doanh nhân Đại Việt năm 2010, 2011; Danh hiệu Bông Hồng Vàng - Nữ doanh nhân Việt Nam xuất sắc năm 2013; Bảng vàng lưu danh vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ninh; Doanh nhân văn hóa - Nữ tướng thời bình và Doanh nhân Sao đỏ năm 2014; nhiều năm được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Các thuyền được phát hiện vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
(PLVN) -  Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.

Người “neo giữ” biểu tượng bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Ông Phùng Ngọc Hòa, người “giữ lửa” nghề làm nỏ truyền thống ở Bắc Kạn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng, ông Phùng Ngọc Hòa (thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm nỏ. Ông là người duy nhất của vùng còn lưu giữ cách chế tác nỏ thủ công. Những chiếc nỏ từ lâu đã trở thành niềm tự hào của ông và là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Dao nơi đây. Trải qua thời gian thăng trầm, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một, bị quên lãng khiến ông trăn trở mỗi ngày.

TP Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Gia Hội

Một góc phố cổ Gia Hội. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Phố cổ Gia Hội (phường Gia Hội, quận Phú Xuân, TP Huế) từng là khu vực sầm uất bậc nhất của Kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Trải qua thời gian, nguồn di sản vô giá của khu phố cổ này đang mai một từng ngày. Trước thực trạng này, việc bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ đang được chính quyền và người dân quan tâm.