Người điều khiển phương tiện uống rượu, bia khi tham gia giao thông: Chủ phương tiện có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Từ ngày 15/11/2020 chủ cơ sở, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông thì bị phạt từ 5  đến 10 triệu đồng.

Ngày 28/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó, xử phạt vi phạm về cung cấp, buôn bán, quảng cáo, uống rượu, bia… lần đầu tiên được quy định, nhằm đảm bảo thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Vi phạm quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 200 đến 500 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia; xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (Điều 30). 

Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia; mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông;… thì bị phạt tiền từ 1 triệu đến 20 triệu đồng (Điều 31).

Khuyến mại rượu, bia; quảng cáo rượu, bia sai quy định thì bị phạt từ 10 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia; có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai; quảng cáo trên phương tiện điện tử và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia;… (Điều 32, 33). 

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức;… thì bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Chủ cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông thì bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng (Điều 34).

Không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia hoặc cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe cũng bị phạt từ 500 nghìn đến 15 triệu đồng (Điều 36).

Tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia; cơ sở kinh doanh rượu không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia;… cũng có thể bị phạt mức cao nhất đến 30 triệu đồng (Điều 35, 37).

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2020, trừ một số điều về phòng, chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực thi hành ngay từ ngày ban hành.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Đọc thêm

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.