Người đi mở đất nông trường

Nguyễn Hữu Lợi ( bên trái)  hướng dẫn kỹ thuật khai thác mủ cao su
Nguyễn Hữu Lợi ( bên trái) hướng dẫn kỹ thuật khai thác mủ cao su
(PLO) - Bây giờ thì cả vùng rừng núi hoang vu ngày trước đã trở thành miền cao su xanh thẳm, đó là Nông trường Cao su Tân Hưng trù phú…

Đây là Nông trường Cao su Tân Hưng thuộc xã Ya Chim, TP Kon Tum. Đêm đến, cả vùng trước đây là rừng núi nay đã sáng bừng ánh điện. Thả bộ trên con đường nhựa dẫn vào nông trường, bất chợt gặp già làng A Kyứt, người dân tộc Jơ Rai ở làng Pua, tôi chỉ tay vào một ngôi nhà hai tầng còn sáng điện, hỏi: “ Thưa bác, nhà ai đó ạ?” - “ Phòng làm việc của thằng Lợi mà, đêm nào nó cũng ngồi đó đến khuya, chắc là lo chuyện làm ăn cho nông trường đó thôi…”.

Người mà già làng A Kyứt nhắc đến là Nguyễn Hữu Lợi - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Nông trường Cao su Tân Hưng thuộc Công ty Cao su Kon Tum. Ngót năm mươi tuổi nhưng đã hơn 20 năm anh gắn bó, bám làng, bám đất khai hoang xây dựng nông trường này từ những ngày gian khó. Ở Công ty Cao su Kon Tum hiện nay có 18 giám đốc nông trường và các đơn vị trực thuộc nhưng Nguyễn Hữu Lợi nổi lên như một cán bộ đầy nhiệt huyết, tận tâm vì công việc, được bà con các dân tộc thiểu số nơi nông trường đứng chân tin yêu, quý mến.

Quá khứ gian nan

Tuổi Đinh Mùi, gương mặt sạm đen và từng trải, ánh mắt cương nghị, nói năng nhỏ nhẹ đậm thanh âm xứ Nghệ nhưng tỏ ra đúng mực, quyết đoán, anh Lợi kể về những ngày gian khó đầu đời và buổi đầu dấn thân về vùng đất núi rừng này để xây dựng nông trường. 

Những ngày cơ cực của tuổi xuân, chân ướt chân ráo từ quân đội chuyển sang làm cao su, 2 năm anh phải trực tiếp đi đóng gạch trong đội sản xuất của công ty, rồi làm tổ trưởng tổ bảo vệ của cơ quan. Rồi anh Lợi được điều về xã Ngọc Bay làm tổ trưởng tổ khai hoang mở đất. Năm 1993, khi mọi người đều không mặn mà với cuộc sống khó khăn là khai hoang, dọn đất, phá rừng ở làng KLâu Ngo, xã Ya Chim để trồng cao su thì Nguyễn Hữu Lợi đã có mặt. Anh nhắc lại: “Mình xung phong thật ông ạ, vì ngày ấy không ai muốn nhận”. Đó là đầu năm 1999. 

Ông Kso Nơ, dân tộc Jơ Rai, nguyên trưởng làng KLâu Ngo nhớ lại: “Ngày ấy may mà có thằng Lợi, nếu không thì nay chưa chắc đã có cái nông trường này đâu!”  Vùng đất hoang vu này bắt đầu cuộc sống gần như từ một con số không. Ngày ấy, nhà cất lên chưa ấm hơi người, sốt rét đã hoành hành, dân quanh vùng thì không có. Cán bộ, công nhân được đưa vào mở đất thì chán nản, không yên tâm lại vừa xa, heo hút quá, không ít người không cần một sự nghĩ suy, chọn câu trả lời đơn giản là tìm cách ra khỏi nơi này. 

Được giao trách nhiệm đội trưởng khai hoang, anh Lợi cũng dằn vặt lắm. Anh tâm sự: “Ngày ấy, có những đêm nằm một mình giữa thâm u núi rừng này, không sao chợp mắt được. Là đảng viên, đội trưởng và với tư cách là người lính, chả lẽ trong lúc khó khăn này mình lại tính chuyện lùi, từ chối nhiệm vụ Đảng giao hay sao? Phải tin rằng xung quanh mình còn có tổ chức Đảng với nhiều đồng chí trung kiên, trong đó có nhiều người lao động cần cù, đặc biệt là có lớp trẻ. Họ là những người tốt, nếu tin họ thì họ sẽ giúp mình”. 

Dựa vào dân

Muốn thành công thì phải dựa vào dân, anh Lợi xắn tay vào việc, lân la tìm đến già làng, những người có uy tín trong cả làng Pua, làng KLâu Ngo, hai làng ở cạnh nông trường với 100% là người dân tộc Jơ Rai. Lúc đầu không ai nghe khi được tuyên truyền về trồng cây cao su. Có người bảo: “Mình không tin, trồng cái cây đấy không đẻ ra lúa, ra bắp đâu”. Nhưng với quyết tâm của anh Lợi, đêm ngày không ngơi nghỉ, vận động bà con rồi tạm ứng tiền, trả tiền thỏa đáng cho bà con nếu ai tham gia phát cây, dọn cỏ, đào hố, khoanh lô… để trồng cao su.

Bằng những việc làm cụ thể nhất, anh Lợi dần chiếm trọn niềm tin và tình cảm của bà con các dân tộc. Ông A Kính, già làng làng Pua ôm lấy anh Lợi mãi không thôi: “Nó là con của buôn làng ta rồi, nó đã mang lại cuộc sống mới cho người làng Pua ta đó”. Thế là thành công ngoài mong đợi, từ một đội sản xuất chỉ có 190 ha cao su, đến nay, Tân Hưng trở thành nông trường với 700 ha đã cho khai thác. Năng suất khá cao so với toàn công ty: gần 2000 tấn/1ha. Với 105 cán bộ, công nhân viên, lương bình quân của công nhân nông trường hiện nay là trên 6 triệu đồng/tháng. Đặc biệt có hơn 230 hộ là người dân tộc Jơ Rai nhận khoán 243 ha cao su của nông trường, trong đó có 20 công nhân là người Jơ Rai ở làng Pua, làng KLâu Ngo và KLâu Ngo Zố. Những năm trước, nông trường cho 20 công nhân là dân tộc Jơ Rai vay mỗi người 6,5 triệu đồng không tính lãi và không trừ vào lương sau 10 năm để làm nhà ở. Nhiều gia đình Jơ Rai nhờ cây cao su mà đổi đời như Y Nhàn, Y Hrê đến Siêu Din, A Khôn… đều có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. “Cuộc sống đã vượt lên hơn cả điều tôi nghĩ- Y Nhàn khoe với chúng tôi: Có những năm nhà em được thưởng gần 20 triệu đồng do vượt khoán của nông trường”.

Cùng Nguyễn Hữu Lợi đến thăm bà con làng Pua, làng KLâu Ngo, đi đến đâu, vào nhà ai, Lợi cũng được mọi người thật yêu quý, ùa ra tay bắt mặt mừng. Thôn trưởng A In nắm chặt lấy đôi tay chai sạn, sần sùi của Lợi rồi nhìn vào mắt tôi, ông nói: “Cái thằng Lợi này có công với làng mình nhiều lắm. Nó là con của buôn làng ta đó”. A Dư, thôn trưởng làng Pua bồi hồi nhớ lại khi làng chưa có cao su, chưa có cán bộ Lợi về, chỉ mỗi mong ước giản dị là có đủ cơm ăn mà vẫn xa vời. Hạt lúa của làng sao như cứ biết chạy, mới gặt lúa gùi về nhà chưa đầy tháng mà làng đã có nhiều người đói rồi, đói đến cồn cào gan ruột. “May mà từ khi có nông trường, có cán bộ Lợi, có cây cao su. Nhiều người cứ tưởng đó như là một giấc mơ…”.

Niềm tin về cuộc đổi đời

Bây giờ Nông trường Cao su Tân Hưng đã trở thành một vùng quê trù phú. Đường nhựa thẳng tắp gần 30 cây số từ thành phố Kon Tum chạy thẳng vào đến cổng nông trường. Những ngôi nhà kiên cố của bà con dân tộc thiểu số, của công nhân đã mọc lên, người dân nhờ làm cao su mà đã có của ăn của để. Nông trường đã có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, có bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe công nhân. Đặc biệt đã gây dựng ở đây được một đội ngũ cán bộ được trưởng thành từ gian khổ, trung thành tuyệt đối với con đường mà mình đã chọn, dù có biến cố, thăng trầm mỗi khi giá cao su xuống thấp nhưng luôn son sắt, thủy chung với cây cao su mà mình đã gắn bó bao năm. 

Làm được việc lại được lòng dân, có thời gian dài, anh Lợi còn kiêm luôn chức Giám đốc của hai nông trường lân cận là Ya Chim và Hòa Bình. Anh cũng được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bổ nhiệm làm Phó tổng Giám đốc Công ty Cao su Kon Tum và cũng đã được nhận giải thưởng “Sao Vàng cao su’ do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tặng và mới đây là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh…

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.