Người đầu tiên làm giàu từ mô hình trồng xen cây đàn hương ở Tây Nguyên

Anh Tòa  (trái) hướng dẫn kỹ thuật trồng đàn hương cho khách
Anh Tòa (trái) hướng dẫn kỹ thuật trồng đàn hương cho khách
(PLVN) - Sau bao nỗ lực, trải qua biết bao nghề cuối cùng anh Nguyễn Quang Tòa (SN 1971, ngụ xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) đã tìm được hướng đi phát triển kinh tế gia đình từ cây đàn hương Ấn Độ. Với các mô hình trồng xen canh cây đàn hương cùng các loại cây trồng khác hứa hẹn đem lại lợi ích kinh tế cao, mang lại sự đổi thay lớn cho mảnh đất Tây Nguyên đầy khắc nghiệt.  

Trốn nhà vào Nam lập nghiệp

Anh Tòa quê ở Phú Thọ nhưng đã gắn bó với mảnh đất Đắk Lắk mấy chục năm nay. Thời trẻ Tòa từng tham gia quân ngũ tại Lào Cai, năm 1990, trên đường hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê thì chuyến xe chở anh gặp tai nạn lao xuống vực.

Vụ tai nạn khiến Tòa bị thương nặng, anh may mắn sống sót sau khi hôn mê sâu suốt ba ngày. Di chứng của vụ tai nạn khiến Tòa phát bệnh đi tiểu ra máu, mất ngủ triền miên. Gia đình đưa Tòa đi khám chữa các nơi, tìm đủ thầy, đủ thuốc nhưng hoặc không tìm ra bệnh hoặc bệnh không hề thuyên giảm. Bà con quanh vùng đồn anh bị ma nhập, thấy đứa con đêm đêm thức trắng bên ngọn đèn dầu, bố mẹ anh rất đau lòng. Sau đó, gia đình đón thầy trừ ma đến nhà, nhưng cuối cùng cũng chỉ là những cái lắc đầu bế tắc. 

Anh Nguyễn Quang Tòa kiểm tra cây đàn hương giống
Anh Nguyễn Quang Tòa kiểm tra cây đàn hương giống

Đến đầu năm 1995, Tòa quyết định vào Tây Nguyên làm ăn, vì giấu gia đình nên khi đi anh chỉ mang theo đúng 2 bộ quần áo. Thời gian đầu anh phải một mình trải qua biết bao nhiêu nghề, nếm trải biết bao khó khăn, khổ cực để trụ lại miền đất mới.

Năm 2008, sau khi cưới một cô vợ xinh đẹp, có chút vốn trong tay, anh Tòa đã mua được 1 mảnh đất nhỏ, cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột 10km. Không có tiền dựng nhà, đôi vợ chồng trẻ phải đi thuê nhà, mảnh đất mua được để chứa vật liệu xây dựng. Cứ thế nhờ chăm chỉ và biết tích cóp, chẳng bao lâu vợ chồng anh mua thêm được một mảnh đất rộng hơn để mở cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng. 

Vài năm sau, các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng mở ra ngày một nhiều, thị trường bị bão hòa cùng với đó là việc nhận thầu ngày một ít đi khiến anh Tòa thêm một lần nữa rơi vào hoàn cảnh bế tắc.  

Hướng đi mới từ cây đàn hương

Năm 2015, anh Tòa tình cờ được đi tham quan mô hình trồng cây đàn hương khi về thăm quê. Qua tìm hiểu, anh biết loại cây này được ví là  “hoàng kim” của rừng xanh bởi giá trị kinh tế cao. Trở về, anh đã lên kế hoạch thực hiện mô hình về loài cây này. Nghĩ là làm, anh liền quyết định liên kết với Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm Việt Nam (Viện Đàn hương - PV) để mua giống chất lượng. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng khá thích hợp, đến nay lứa cây đàn hương đầu tiên của gia đình anh sinh trưởng, phát triển rất tốt. Lứa cây đầu dòng này đã cho thu hoạch lá và quả cung ứng lại cho Viện Đàn hương.

Tháng 4/2016, anh Tòa được bổ nhiệm là Phân viện trưởng Phân viện Đàn hương Tây Nguyên. Với mong muốn mở rộng cây đàn hương đến toàn bộ khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cây giống đến những khách hàng có niềm đam mê với cây trồng quý hiếm.

Mô hình trồng xen đàn hương ở HTX Dịch vụ và Nông nghiệp đàn hương và mắc ca
Mô hình trồng xen đàn hương ở HTX Dịch vụ và Nông nghiệp đàn hương và mắc ca 

Với lợi thế là cây trồng xen, cây đàn hương đã được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, tìm hiểu và bắt đầu trồng thử nghiệm. Hợp tác xã  Dịch vụ Nông nghiệp đàn hương và mắc ca vip ở thôn Lộc Xuân (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng) đã tiến hành trồng từ 2.000 đến 3.000 cây đàn hương xen trong các vườn mắc ca. 

Anh Tòa chia sẻ: Với nhu cầu phát triển kinh tế gia đình, tôi đã áp dụng trồng thực nghiệm một số mô hình xen canh cây đàn hương trong vườn cam, quýt. Với mô hình này, cây đàn hương phát triển rất tốt, có kết quả bất ngờ vì tạo lõi gỗ nhanh chỉ sau 3 năm. Các chuyên gia Ấn Độ cũng phải ngỡ ngàng vì tốc độ phát triển của cây đàn hương tại Việt Nam.Cây đạt vanh từ 40cm- 60cm, có độ cao từ 4,5m-7m. Tôi biết trên địa bàn Tây Nguyên có rất nhiều vườn cam, quýt, bưởi già cỗi, không cho thu nhập cao như những năm đầu. Nếu bà con có nhu cầu trồng cây đàn hương thì không nên phá đi mà nên giữ lại làm cây ký chủ để trồng xen cây đàn hương.

Tiến sĩ Vũ Thoại cho biết: “Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm đã liên kết với Công ty Sao Thái Dương để sản xuất một số loại kem dưỡng da từ hạt đàn hương và trà từ lá cây đàn hương, có tác dụng thải chất độc trong máu. Do đó, các sản phẩm từ cây đàn hương hiện đang được Viện bao tiêu sản phẩm để bà con yên tâm canh tác loại cây này. Để có vùng nguyên liệu cung ứng cho kế hoạch sản xuất sản phẩm từ đàn hương, Viện đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 4.000 ha trồng cây đàn hương nhờ liên kết với nông dân. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, viện nghiên cứu Ấn Độ để bảo đảm nguồn giống, từ đó nhân giống bằng các phương pháp khác như nuôi cấy mô để cho ra những giống cây thuần chủng, sạch bệnh”.

Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình thí điểm và áp dụng các mô hình trồng cây đàn hương, anh Tòa luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn về kỹ thuật cho nhiều bà con nông dân trên toàn khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận đến tìm hiểu về mô hình và mua cây giống, từng bước mang lại sự đổi thay cho nhiều miền quê nghèo ở Tây Nguyên. 

Theo tìm hiểu, cây đàn hương được đánh giá là cây “vàng xanh” với doanh thu bình quân gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương với 27 tỷ đồng/ha/năm cao gấp hàng trăm lần so với các cây rừng khác. Sở dĩ cây đàn hương có giá trị kinh tế cao vì mọi thành phần của cây từ lá, thân, cành, rễ đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sản xuất dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và các đền chùa ngoài ra đàn hương còn sản xuất nhang, rượu, nước uống, xà phòng thơm…thành những sản phẩm cao cấp được nhiều người trên toàn thế giới ưa chuộng.

Về giá trị dược liệu: Theo đông y, gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụngsinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương để chữa, trị rất nhiều bệnh như xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.Ngoài ra, gỗ đàn hương còn được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ cao cấp.

Tin cùng chuyên mục

 Ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai.

Ông Nguyễn Duy Khương: "Nữ doanh nhân đang có những bước tiến vượt bậc đáng khích lệ”

(PLVN) - Là người tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai – đã có những chia sẻ về sự phát triển của các nữ doanh nhân.

Đọc thêm

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Tổng công ty Khí Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh

Tàu hỏa chở khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh từ “đen” sang “xanh” nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, bảo vệ môi trường.

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'
(PLVN) -  Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã có những đề xuất, “hiến kế” để cộng đồng doanh nghiệp nước ta ngày thêm lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển toàn diện nước Việt Nam.

Khơi thông ‘điểm nghẽn’ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phiên thảo luận
(PLVN) - Một trong những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là vấn đề tiếp cận vốn và tiếp cận thị trường.  150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa tham gia Hội thảo thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn hiệu quả.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
(PLVN) -  Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024".

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.

Làm điện sạch và những 'ngón nghề' của EVN

EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam.
(PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có trong tay một đội ngũ nhiều kinh nghiệm đầu tư, vận hành các dự án năng lượng sạch.

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì
(PLVN) - Doanh nhân Nguyễn Thị Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Đồng Cỏ Ba Vì là một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành sữa Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, chị đã dẫn dắt công ty phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp sạch, bền vững tại Ba Vì. Dưới sự lãnh đạo của chị, thương hiệu Sữa Đồng Cỏ Ba Vì đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp sữa và chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.