Người đặt Việt Nam vào trung tâm Việt Nam học thế giới

Giáo sư Phan Huy Lê là người khai mở và xây dựng quan hệ giao lưu, hợp tác với hầu hết các nhà Việt Nam học danh tiếng và các tổ chức nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế Việt Nam học, đặt Việt Nam vào vị trí trung tâm của Việt Nam học thế giới.

Giáo sư (GS) Phan Huy Lê sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học.

GS. Phan Huy Lê
GS. Phan Huy Lê
Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS. Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu... Thân sinh là Tiến sĩ Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.

Trở thành một nhà sử học nổi tiếng và hiện là Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, ông từng là thày dạy của nhiều thế hệ học trò khoa Lịch sử trưởng Tổng hợp (nay là ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng cái duyên với Sử học cũng hết sức tình cờ. 

Ông kể lại “Khi học hết phổ thông, tôi không hề chọn cho mình môn Sử mà rất thích được học môn Toán- Lý. Năm 1952, cả miền Trung chỉ có tỉnh Thanh Hóa có trường Dự bị đại học, Đại học Văn khoa và Cao đẳng Sư phạm. Tôi cùng một vài người bạn đã phải đi bộ ra xứ Thanh trong suốt một tuần để tựu trường. Trên đường đi, máy bay quần đảo trên đầu nên phải trú bom, ngày nghỉ, đêm đi. Đến trường thì đã chậm 5 ngày nên dù mong muốn đến mấy song Giám đốc nhà trường lúc ấy là Giáo sư Trần Văn Giàu vẫn bắt nhóm chúng tôi vào Ban Văn- Sử. Chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn nhưng bước đi ngày ấy trở thành bước đi quyết định cho bây giờ. Thế hệ chúng tôi trưởng thành từ các GS. Đào Duy Anh, GS. Trần Văn Giàu, GS Cao Xuân Huy, GS Nguyễn Mạnh Tường... Các GS là những học giả nổi tiếng. Dần dần, niềm hứng thú và say mê môn Sử đến với tôi một cách lặng lẽ mà chính tôi cũng không hay”.

Với nhiều cống hiến to lớn cho ngành khoa học Lịch sử, ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980) và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1994), Giải thưởng Nhà nước (năm 2000), là người đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế Văn hóa châu Á Fukuoka (1996); Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn Lâm (2000) Ông hiện là Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo quốc gia Đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Với sử học, ông dồn tâm, dồn sức viết các bộ thông sử, các tập giáo trình, ông chăm chú theo dõi toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước từ các quy luật vận động chung cho đến những hiện tượng có tính ngẫu nhiên của lịch sử. Mỗi khi đặt bút, ông rất chú trọng nghiên cứu các nguồn tư liệu lịch sử vì coi đó là chất liệu và cũng là nền móng quan trọng nhất của công trình Sử học.

Trân trọng và đề cao kinh nghiệm viết sử truyền thống, nhưng điều mà thế hệ trẻ ngưỡng mộ ở người thày của mình chính khi ông là người đi tiên phong hiện đại hoá và cập nhật các phương pháp nghiên cứu mới. Số lượng các công trình tổng kết lịch sử của ông vì thế cũng lên đến 107 (chiếm tỷ lệ 24,04%), đứng vào hàng thứ ba sau các mảng chống ngoại xâm và kinh tế - xã hội.

Một học trò của ông thống kê và nhận xét: “Có thể hình dung toàn bộ trước tác của GS. Phan Huy Lê được chia ra thành 4 mảng lớn gần tương đương nhau và đều ở mức rất cao (từ 104 đến 120 công trình). Thật hiếm có một học giả có khối lượng các công trình nghiên cứu đồ sộ và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực chuyên môn như thế. Tầm uyên bác trong các công trình Sử học của GS. Phan Huy Lê bắt nguồn từ trách nhiệm cao cả của một người thầy, vì theo ông dạy đại học là dạy kết quả nghiên cứu của chính mình”.

50 năm qua, ông không chỉ là giảng viên giảng dạy tại Khoa Lịch sử mà còn đứng lớp ở Khoa Đông phương học (ĐHKHXH&NV), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đại học Paris VII (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)...

GS. Lê đã giảng dạy hàng nghìn học trò, hướng dẫn và phản biện nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế, trong đó có 17 học trò trực tiếp của ông đã bảo vệ thành công các luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học. Ông là người đi đầu khai mở và xây dựng quan hệ giao lưu, hợp tác với hầu hết các nhà Việt Nam học danh tiếng và các tổ chức nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế Việt Nam học, đặt Việt Nam vào vị trí trung tâm của Việt Nam học toàn thế giới.

Với Thăng Long – Hà Nội, ở ông không chỉ là cơ duyên mà còn là niềm yêu mến, tự hào và cả trọng trách lớn lao. Ông kể lại với một đồng nghiệp của chúng tôi về ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội: “Sau 5 ngày đi bộ từ miền núi Thanh Hóa, theo chuyến tàu điện từ Hà Đông, 9 h đêm chúng tôi mới đặt chân đến Thủ Đô rồng bay. Hà Nội sau ngày giải phóng sáng bừng ánh điện. Vui quá! Đẹp quá! Chúng tôi dạo một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, ăn một bát phở Hà Nội. Cảm giác hương vị của Hà Nội thấm vào tận từng tế bào.Và từ ngày ấy đến nay, tôi sống ở Hà Nội”. Ngày ấy, bây giờ, trong con người và trái tim nhiệt huyết ông, người ta luôn có thể cảm nhận được một tình cảm gắn bó và cống hiến không biết mệt mỏi vì bộ mặt văn hóa và giáo dục của Thủ đô bao năm qua.

GS. Phan Huy Lê là người góp công trong việc Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hóa Thế giới
GS. Phan Huy Lê là người góp công trong việc Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hóa Thế giới

GS. Lê không chỉ chủ biên và tham gia Hội đồng tư vấn tủ sách “Nghìn năm Thăng Long” (gần 100 cuốn, đặc biệt là Lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội dày 1500 trang) mà ông còn góp phần rất quan trọng trong nghiên cứu và xây dựng hồ sơ đăng ký di sản văn hóa thế giới cho Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Ông còn tư vấn xây dựng hồ sơ Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bia Tiến sĩ nay cũng đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Tại kỳ họp thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới tại Brasilia (thủ đô Brasil), trên cơ sở các luận chứng vững vàng của hồ sơ kết hợp với sự vận động ngoại giao được chuẩn bị rất chu đáo trước và trong kỳ họp, Đoàn cán bộ Việt Nam đã giành được thắng lợi rực rỡ. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới với sự thông qua của 21/21 thành viên của Ủy ban di sản thế giới vào sáng ngày 1/8/2010 theo giờ Hà Nội. Kể lại niềm vui chung ấy, ông tâm sự “Đêm 30/7, hầu như tôi không ngủ được để chờ tin tức từ Brasil. Thật là một món quà vô giá để dâng lên lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long.”

Trăn trở và tận tâm với sử học, với mảnh đất ngàn năm văn hiến, GS. Lê là một trong những thành viên chủ trì Hội tảo khoa học Quốc tế từ ngày 7 – 10/10 tại Hà Nội với tên gọi: “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Xin kính chúc ông có một sức khỏe dồi dào và có thêm những công trình khoa học cống hiến cho đất nước. 

Kỳ Anh

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.