Người dân về Phú Thọ cần có điều kiện gì?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối với người từ vùng xanh, vàng về Phú Thọ chỉ cần thực hiện khai báo y tế. Với người từ vùng cam, đỏ về Phú Thọ cần thêm giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng test nhanh hoặc PCR có thời hạn trong 72 giờ.

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản về việc áp dụng một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 13h30 ngày 14/10.

Theo đó, tỉnh Phú Thọ duy trì hoạt động 10 chốt kiểm soát dịch COVID-19, tạm thời dừng hoạt động của 11 chốt.

Để đi qua chốt kiểm dịch, người đến/trở về từ các vùng có mức độ nguy cơ thấp - cấp độ 1 (màu xanh) và nguy cơ trung bình - cấp độ 2 (màu vàng) thực hiện khai báo y tế.

Đối với người đến/trở về từ các vùng có mức độ nguy cơ cao - cấp độ 3 (màu da cam) và nguy cơ rất cao - cấp độ 4 (màu đỏ), thực hiện khai báo y tế và phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong thời hạn 72 giờ.

Trong trường hợp người qua chốt có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, phải được thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại chốt kiểm soát dịch, kể cả khi đã có giấy xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ.

Tỉnh Phú Thọ cũng áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đối với người đến/trở về từ các vùng nguy cơ. Tất cả các trường hợp vào tỉnh phải thực hiện khai báo y tế tại các chốt kiểm soát dịch và địa phương nơi đến/lưu trú.

Cụ thể, trường hợp đến/trở về từ địa phương cấp độ 4: Đối với người đã tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tự thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi cư trú trong 7 ngày, thực hiện xét nghiệm 2 lần bằng test nhanh hoặc RT-PCR, cơ quan y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm và thu phí tại nhà, nơi lưu trú.

Đối với người tiêm 1 liều vaccine sẽ áp dụng cách ly tại nhà, nơi cư trú trong 7 ngày. Sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, thực hiện xét nghiệm 2 lần bằng test nhanh hoặc RT-PCR, cơ quan y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm và thu phí tại nhà, nơi lưu trú.

Đối với người chưa tiêm vắc xin sẽ áp dụng cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung cấp huyện quản lý trong vòng 14 ngày. Sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, thực hiện xét nghiệm 3 lần bằng RT-PCR. Chi phí cách ly tập trung, xét nghiệm do người cách ly chi trả.

Tỉnh Phú Thọ cũng lưu ý trước mắt áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ 4 đối với tất cả các trường hợp đến/trở về từ TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai cho đến khi có thông báo mới.

Trường hợp đến/trở về địa phương cấp độ 3: Đối với người đã tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tự thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày trở về, thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ. Luôn tuân thủ quy định 5K và hạn chế tối đa tiếp xúc.

Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm 1 liều vaccine sẽ áp dụng cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày. Sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Thực hiện xét nghiệm 2 lần bằng test nhanh hoặc RT-PCR. Cơ quan y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm và thu phí tại nhà. Tuân thủ quy định 5K trong suốt quá trình cách ly, tự theo dõi sức khỏe.

Trường hợp đến/trở về từ địa phương cấp độ 1 và 2 sẽ không phải cách ly y tế; luôn thực hiện 5K, thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ.

Đối với phương tiện giao thông "luồng xanh": Thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ.

Đối với người mới hoàn thành cách ly y tế tập trung tại các địa phương khác trở về lưu trú tại địa bàn tỉnh: Tiếp tục cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày; thực hiện xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR 1 lần vào ngày thứ 14.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.