Người dân tự yêu cầu xét nghiệm Covid-19 - Không nên và không cho phép!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Lo lắng trước việc mất dấu F0, nhiều doanh nghiệp, công dân đã chủ động đăng ký, xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã yêu cầu dừng ngay việc xét nghiệm này vì trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh kèm theo thông tin về việc mất dấu F0 khiến nhiều người dân lo lắng. Từ tâm lý này, nhiều người đã chủ động đến các bệnh viện xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu. Tại Bệnh viện FV ở TP HCM, mỗi ngày có khoảng vài chục trường hợp đến đây xét nghiệm theo yêu cầu. Nhiều công ty, đơn vị đã liên hệ Bệnh viện FV để thực hiện các gói xét nghiệm chủ động cho nhân viên.

Thông tin trên một số tờ báo, đại diện Bệnh viện FV cho biết, nhiều đơn vị và doanh nghiệp lớn cũng đã liên hệ với FV để đăng ký xét nghiệm theo yêu cầu cho nhân viên, nhằm đảm bảo điều kiện sức khỏe để trở lại làm việc. Còn các gia đình thì muốn đảm bảo cho mỗi thành viên đều an toàn nên chủ động đến tầm soát xét nghiệm dù không có triệu chứng ho, sốt hay khó thở. Đây là nhu cầu rất chính đáng và cũng là cách để giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế công lập.

Trước tình hình nhiều người dân đăng ký xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: “Chỉ người nào thuộc diện nguy cơ thì mới cần phải làm xét nghiệm. Ví dụ như người có các triệu chứng của bệnh, có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với người nước ngoài hay tiếp xúc với người dương tính… Người dân không nên tự ý đi xét nghiệm trong lúc này vừa tốn kém mà không cần thiết”.

Cũng theo ông Phu, người bình thường nên áp dụng, tuân thủ các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang… Trong thời gian này, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội. Đây là biện pháp để người bệnh không tiếp xúc với người lành và người lành không tiếp xúc với người bệnh. Trong một thời gian nhất định khoảng 14 ngày, mầm bệnh trong cơ thể người có bệnh không có khả năng lan truyền nữa sẽ giải quyết được việc dập dịch.

Nhiều người dân cũng cho rằng, không nên quá hoang mang tự ý đi xét nghiệm, nếu không có yếu tố dịch tễ nghi ngờ. Hơn nữa, việc tự yêu cầu xét nghiệm không chỉ gây tốn kém cho bản thân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến quyền được xét nghiệm của những người cần xét nghiệm, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh hơn, vì số lượng bộ kit cũng rất hạn chế.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã ký công văn khẩn nêu rõ: “Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, không xét nghiệm theo yêu cầu”. 

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm có hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai các hoạt động như mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn hạn chế và giá thành cao.

Tại TP HCM, chiều 11/4, Sở Y tế TP HCM  cũng có văn bản khẩn gửi 6 bệnh viện (đã được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19) đề nghị giám đốc các bệnh viện chỉ đạo các khoa, phòng liên quan thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, tập trung xét nghiệm Covid-19 đối với mẫu bệnh phẩm cho các trường hợp bắt buộc phải xét nghiệm theo quy định nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Cả nước có 110 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm Covid-19

Tính đến nay, cả nước đã có 110 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm Covid-19, trong đó ngành Y tế có 95 phòng, các ngành nông nghiệp, quốc phòng có 15 phòng, có 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định. Riêng tại TP HCM, có 6 đơn vị công lập được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 gồm: Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược. 

Bệnh viện FV là bệnh viện tư nhân đầu tiên được cho phép thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.