Người dân trăn trở trước nguy cơ làng đóng tàu trăm tuổi chỉ còn là... ký ức

Nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải hiện đang gặp khó khăn
Nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải hiện đang gặp khó khăn
(PLO) -Nghề đóng tàu gỗ ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) có truyền thống cả trăm năm. Trước đây, khi khai thác thủy sản gần bờ có hiệu quả, nhiều ngư dân đã đầu tư đóng mới thuyền phục vụ việc đánh bắt. Nhờ đó, các cơ sở đóng tàu gỗ ở đây cũng hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, hiện tại, các xưởng đóng tàu đìu hiu, nhiều thợ đã bỏ nghề vì không có việc làm.

Hoài niệm và những khó khăn

Phường Ninh Hải nằm nép mình bên vịnh Vân Phong nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa. Từ lâu, nơi đây được biết tới là một trong những nơi đóng tàu vỏ gỗ nức tiếng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Theo người dân miền biển nơi đây, nghề đóng tàu vỏ gỗ đã tồn tại hàng trăm nay năm.

Các bậc cao niên ở đây kể rằng, nghề đóng tàu gỗ ở vùng ven biển cát trắng này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời cha đến đời con. Bởi vậy, đến nơi này thì không khó để tìm được những gia đình có đến 3 đời làm nghề đóng tàu vỏ gỗ.

Anh Nguyễn Văn Thường (chủ xưởng đóng tàu Năm Chấm) cho biết: “Cơ sở của tôi có từ thời ông nội đến tôi là đời thứ 3. Hồi trước công việc làm ăn tốt lắm, lúc nào cũng có việc làm cả. Nhờ vậy gia đình mới duy trì nghề đóng tàu đến tận bây giờ”.

Theo ông Nguyễn Thanh Việt (chủ một xưởng đóng tàu gỗ ở làng Bình Tây), thời gian trước, nguyên liệu gỗ đóng tàu dễ kiếm, có thể mua được ở nhiều nơi, hơn nữa ngư trường gần bờ nhiều tôm cá nên có nhiều đơn đặt hàng. Chính vì vậy, các cơ sở đóng tàu làm ăn hiệu quả, có lãi đã đầu tư mua trang thiết bị máy móc thay thế cho hình thức đóng tàu kiểu thủ công. 

Tuy nhiên, hiện nay, giá nguyên vật liệu, nhân công để đóng tàu tăng 40% so với trước; các loại gỗ dùng để đóng tàu, nhất là bằng lăng dùng để làm be khan hiếm nên giá đội lên hơn 60%. Muốn đóng được một chiếc tàu gỗ dài 6m phải mất hơn 300 triệu đồng, trong khi trước đây chỉ khoảng 200 triệu đồng. 

“Đây là thời điểm hết sức khó khăn với chúng tôi. Nếu như những năm trước, cơ sở chúng tôi nhận được hợp đồng đóng mới 12 chiếc thì năm nay chỉ đóng mới được 2 chiếc, sửa chữa vài chiếc. Vì vậy, số lao động làm việc tại xưởng cũng giảm. Tôi cố gắng duy trì hoạt động của xưởng trong khoảng 2 đến 3 năm nữa, khi dùng hết gỗ tồn trong xưởng thì tôi cũng đóng cửa”, ông Việt chia sẻ.

Trước đây, trung bình mỗi năm, xưởng đóng tàu gỗ của gia đình bà Nguyễn Thị Dung đóng mới cả chục chiếc loại lớn, nhưng năm nay chỉ đóng mới được 3 chiếc. Theo bà Dung, đây là khó khăn chung của tất cả các làng đóng tàu gỗ trên địa bàn tỉnh. Các làng biển vốn nổi tiếng đóng tàu gỗ ở huyện Vạn Ninh như xã Vạn Thọ, Vạn Hưng… cũng lâm vào cảnh phải đóng cửa do vắng khách hàng.  

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề biển hiện gặp khó khăn, hải sản đánh bắt gần bờ ngày càng cạn kiệt nên ngư dân không dám đầu tư đóng mới tàu. Nghề đánh bắt hải sản đang hướng đến xa bờ, với những tàu có công suất lớn, hiện đại… Vì vậy, tàu gỗ có công suất nhỏ dưới 20 CV, cấu tạo đơn giản không còn phù hợp. Thực trạng này đã khiến cho các xưởng đóng tàu gỗ ngày càng vắng khách. 

Bây giờ đến phường Ninh Hải, nhiều xưởng đóng tàu không còn hoạt động, nhiều thợ đã bỏ nghề do không có việc. “Trước đây, chưa vào đến đầu làng đã nghe rộn lên tiếng máy cưa xẻ gỗ, tiếng búa đóng thuyền. Ngày trước, làng này có rất nhiều người sống nhờ nghề đóng thuyền, hiện nay chỉ còn chưa được chục xưởng hoạt động”, ông Trần Thanh Hưởng (thợ đóng thuyền ở làng Bình Tây) chia sẻ.

Ở Ninh Hải, hiện chủ yếu các cơ sở sửa chữa chứ đóng mới rất ít
Ở Ninh Hải, hiện chủ yếu các cơ sở sửa chữa chứ đóng mới rất ít

Chưa có chính sách hỗ trợ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời hoàng kim nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải là vào những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc đó, nơi đây có hơn 15 cơ sở đóng tàu gỗ hoạt động liên tục. Tuy nhiên, hiện tại, toàn phường Ninh Hải có 9 cơ sở đóng mới, sữa chữa tàu gỗ, chiếm 50% số lượng các cơ sở trong toàn tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải, hiện chủ yếu các cơ sở sửa chữa chứ đóng mới rất ít. Bởi bây giờ hải sản gần bờ không còn, phải ra xa mới có, mà đóng tàu lớn thì không đủ tiền. Số lượng tàu đóng hàng năm không được bao nhiêu, thu nhập không đủ đóng thuế nên các cơ sở giải nghệ.

Ông Phong cũng cho biết, để có thể duy trì được nghề đóng tàu gỗ truyền thống ở Ninh Hải cần phải có những phương án phù hợp, nếu không nghề này sẽ một đi không trở lại.

“Các cơ sở đóng tàu chủ yếu nằm bên con lạch nước rất cạn, nếu đóng tàu lớn rất khó di chuyển ra biển. Do đó, địa phương rất muốn quy hoạch một địa điểm lập làng nghề đóng tàu. Ngoài ra, các cơ sở muốn tiếp cận nguồn vốn theo Nghị định 67 để mở rộng kinh doanh nhưng thủ tục rất khó, không có ai hướng dẫn cả. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải mới tồn tại”, ông Phong cho biết.

Theo ông Võ Khắc Én - Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 20 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu vỏ gỗ. Hiện nay đa phần những cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu gỗ đều do người dân tự bỏ vốn ra làm và cũng chưa có chính sách thiết thực hỗ trợ cho đối tượng này.

Trước đây, nghề đóng tàu gỗ giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương, có thu nhập ổn định hơn. Chính vì vậy, khi nghề này gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều lao động. Hiện nay, các chủ xưởng đóng tàu ở phường Ninh Hải đang đứng ngồi không yên, bởi chưa biết phải làm gì để có đơn hàng, vực dậy nghề truyền thống này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.