Người dân thay đổi thói quen đi lễ đầu năm

(PLVN) - Nhiều địa phương đã rất chủ động, khẩn trương và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, “chống dịch như chống giặc”, không chủ quan, lơ là, nhiều địa phương đã tạm ngừng tổ chức lễ hội cũng như thông báo cách phòng chống dịch bệnh cho khách thập phương. 

Đang là mùa lễ hội, việc ngừng tổ chức hay đóng cửa một số nơi thờ tự khiến cho người dân không khỏi tiếc nuối. Và để cầu mong sự bình an cho cả năm, thay vì tới đền, chùa cúng lễ, họ đã lễ… tại gia. 

“Chống dịch như chống giặc!”

Ngày 3/2/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ra công điện về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu mở cửa trở lại sau khi phun thuốc khử khuẩn
Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu mở cửa trở lại sau khi phun thuốc khử khuẩn 

Theo đó, thực hiện Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; Công điện số 156/CĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo: Dừng tất cả các lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc tại các tỉnh đã công bố dịch; Tạm dừng mọi hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ theo phân công) để tránh tập trung đông người; kịp thời thông báo cho nhân dân, du khách biết, thực hiện; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có) việc chấp hành các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản, Công điện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch còn yêu cầu các địa phương đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại lễ hội, di tích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, yêu cầu người dân hạn chế tham gia hoạt động du xuân lễ hội. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại các hoạt động lễ hội, di tích. 

Ngày 31/1/2020, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ký Công văn số 027/CV-HĐTS về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tăng cường việc tuyên truyền đến các chùa, tăng ni, phật tử và nhân dân nhận thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm, bùng phát của dịch bệnh virus Corona. Giáo hội cũng khuyến cáo, tăng ni, phật tử phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, yêu cầu mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang. Khuyến khích các chùa phát khẩu trang cho nhân dân, đồng bào phật tử và du khách đến chùa. GHPGVN yêu cầu các chùa tạm dừng tổ chức các lễ hội, các khóa tu tập trung đông người đến từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau, chỉ tổ chức các khóa lễ cầu nguyện quốc thái dân an thường nhật tại chùa. Hội đồng Trị sự GHPGVN nhắc lại diễn biến nhanh và phức tạp của dịch bệnh Corona, Tổ chức Y tế thế giới phải ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Công văn nhằm hưởng ứng tinh thần Chỉ thị 06 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Corona.

Đang tâm dịch, người dân hạn chế đi lễ ở những nơi cửa tự mà lễ tại gia cầu an
Đang tâm dịch, người dân hạn chế đi lễ ở những nơi cửa tự mà lễ tại gia cầu an

Hoãn đi lễ xa, lễ tại gia

Tại một số điểm di tích, các ban quản lý đã thông báo về cách phòng chống dịch bệnh cho người dân. Ban quản lý Khu di tích lịch sử đền Trần sẽ mua và phát miễn phí khẩu trang cho du khách về với di tích lịch sử đền Trần năm nay. 

Dán poster tuyên truyền về ý thức giữ vệ sinh và phòng chống dịch Corona tại các điểm đông người, khu vực bán hàng ăn… Đó là cách mà người dân, du khách thập phương và Ban tổ chức Lễ hội chùa Bái Đính phòng chống dịch Corona.

Sáng ngày 5/2, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phủ Tây Hồ… đã đồng loạt treo biển đóng cửa, không đón tiếp người dân và du khách đến hành lễ và tham quan.

“Đề phòng dịch Corona – Ban Quản lý phủ Tây Hồ thông báo: Phủ tạm đóng cửa, dừng đón du khách từ ngày 5/2/2020”. Vì chưa cập nhật thông tin, một số khách thập phương vẫn tới và đã lễ vọng ở ngoài. Chị Mai Lan (Bắc Ninh) cho biết: “Gia đình chúng tôi thuê xe ô tô 16 chỗ dự định đi lễ những điểm di tích, thờ tự ở Hà Nội. Nhưng tới phủ Tây Hồ thấy treo biển thông báo tạm đóng cửa phòng tránh lây lan dịch bệnh Corona, chúng tôi đành lễ vọng bên ngoài. Dù hơi tiếc không được vào bên trong lễ bái và ngắm cảnh vật Tây Hồ nhưng chúng tôi cảm thấy yên lòng vì Ban quản lý di tích đã hạn chế khách thập phương tới để phòng chống dịch bệnh lây lan. Tại chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, lác đác khách thập phương tới lễ với khẩu trang trên khuôn mặt. Họ kính cẩn lễ bên ngoài cửa rồi lặng lẽ rời đi.

Bà Ngô Hương (Hà Nội) cho hay: “Những năm trước, cứ tháng giêng là tôi và những người bạn lại lên đường đi lễ ở một số tỉnh, thành. Nhưng, năm nay dịch bệnh, tôi và mọi người hoãn tất cả kế hoạch và sẽ lễ cầu an tại gia. “Phật tại tâm mà”.

Sáng 6/2, ban quản lý di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò, khu di sản Hoàng Thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa ở Hà Nội đồng loạt thông báo mở cửa đón khách, sau thời gian tạm đóng.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn Hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết: "Các điểm tham quan ở Thủ đô tạm dừng để tiến hành vệ sinh và phun thuốc khử trùng. Sau khi công việc hoàn thành, các điểm đã đi vào hoạt động bình thường".

Cầu an tại gia
Cầu an tại gia

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các chùa lớn ở miền Bắc như: Bái Đính, Tam Chúc, chùa Hương… vài ngày nay, lượng khách thập phương giảm hẳn. Sân chùa vắng vẻ khác hẳn sự đông đúc, chen lấn so với một tuần về trước. 

Không gian chùa vắng vẻ, tĩnh lặng với một vài khách thập phương đội mưa rét đến vãn cảnh chùa. Ông Hoàng Thái, chủ nhà hàng trong khu vực chùa Hương buồn hiu hắt: “Nếu đúng vào thời điểm này năm trước sẽ có rất đông phật tử đến chùa, có những lúc lượng đồ ăn bán ra không đủ để phục vụ du khách và người dân. Nhưng năm nay thì... Mong sao dịch bệnh sớm qua đi”.

So với mấy ngày trước, khách thập phương lơ là không đeo khẩu trang thì tới ngày 6/2/2020, khách thập phương tới chùa Tam Chúc, chùa Hương, Bái Đính… đã có ý thức hơn. Chị Mai Liên (Bắc Ninh) cho hay: “Hôm nay tôi đi chùa khá vắng vẻ. Tôi đi lễ mà không nói chuyện nhiều với những vị khách thập phương đi cùng. Dù vậy, để phòng tránh, chúng tôi đều đeo khẩu trang đầy đủ và hạn chế nói, cười. Vào chùa với tâm thế một lòng thành tâm cầu an cho gia đình và cầu mong dịch bệnh không còn “tác quái” ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới nữa.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.