Người dân tái định cư Hương Sơ 9 và 10 phấn khởi, hạnh phúc sau khi có nước sạch

Từ khi có nước sạch, mọi người ở khu tái định cư Hương Sơ 9 rất vui mừng, phấn khởi
Từ khi có nước sạch, mọi người ở khu tái định cư Hương Sơ 9 rất vui mừng, phấn khởi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 3 bài phản ánh của báo Pháp luật Việt Nam về việc người dân tại khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) phải sống trong cảnh chưa có nước sạch, đến nay, người dân đã được dùng nước sạch, tinh thần như được thổi thêm một luồng sinh khí mới, tâm thế trở nên phấn chấn hơn. Có thể khẳng định, bà con nơi đây đã chạm tay vào giấc mơ “an cư”.

Lòng dân được củng cố

Trong tiết trời thu nắng dịu nhẹ, dễ chịu, phóng viên theo chân ông Phan Thiên Định (Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Huế) về khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 (phường Hương Sơ, TP Huế, nơi bố trí, di dời dân ra khỏi Thượng thành).

Khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 gồm các dãy nhà mọc san sát, thẳng tắp, được xây dựng kiên cố, tạo nên một vùng đô thị hiện đại. Kế nối các dãy nhà là những tuyến đường rộng rãi, quy củ...

Chứng kiến sự phấn khởi của bà con, ông Phan Thiên Định cho rằng, đây là dự án đặc biệt quan trọng và là một “cuộc di dân lịch sử”, tác động đến nhiều đối tượng dân cư.

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai tốt cuộc di dân này nhưng còn một số vướng mắc như từng thiếu nước sạch; người dân nơi đây có phản ánh tới Hội đồng nhân dân thành phố. Đến nay nhờ giải pháp giải quyết rốt ráo nên dân đã có nước sạch, ai nấy đều vui mừng.

Người dân ở khu tái định cư Hương Sơ cảm ơn sự quan tâm của ông Phan Thiên Định (Ảnh chụp trưa 30/9)

Người dân ở khu tái định cư Hương Sơ cảm ơn sự quan tâm của ông Phan Thiên Định (Ảnh chụp trưa 30/9)

“Nhờ sự đồng thuận, đồng lòng của người dân với chính quyền, việc giải toả, di dời dân cư khu vực Kinh Thành đã có những kết quả thành công, trả lại nguyên vẹn giá trị di sản. Đây là bước tiến quan trọng, cột mốc lịch sử trong định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh”. Các cấp chính quyền và người dân Cố đô đang nỗ lực hiện thực hóa Nghị quyết 54 đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương”. Ông Phan Thiên Định nói.

Còn ông Trần Quang Cầm (Bí thư Chi bộ tổ dân phố 6, phường Hương Sơ) thông tin, hiện tại khu Hương Sơ 9 đã có 67, còn Hương Sơ 10 có 36 nhà tới sinh sống. Từ khi có nước sạch, dân ra đây sống đông hơn. Tổ dân phố 6 trước chỉ có 2 đảng viên, bây giờ lên 14.

“Những quyền lợi sát sườn, thiết thực như có nước sạch của dân chúng tôi đã được đảm bảo nên ai nấy đều phấn khởi, lòng dân được củng cố. Hiện nay, Tổ dân phố huy động đóng góp gì thì người dân cũng tự nguyện đóng góp tích cực; trước đây lúc chưa có nước sạch thì khó lắm… Đây là biểu hiện sinh động của việc ý Đảng hợp với lòng Dân. Đó chính là quá trình tiếp tục củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân chúng tôi đối với Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng”, ông Cầm nói.

Chạm tay vào “giấc mơ” an cư

Tiếp PV, những người dân ở khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 đều phấn khởi, cuộc sống sinh hoạt của họ đều cơ bản đã ổn định, đường sá đi lại thuận tiện, có đầy đủ điện, nước. Những đợt mưa bão đầu mùa năm 2024, dân nơi đây đều không bị ảnh hưởng. Một số dân cho rằng mình như được "trúng số" vì đã được sang nơi ở khang trang, kế sinh nhai ổn định, cuộc sống lâu dài.

Trong ngôi nhà 3 tầng rộng rãi, kiên cố, mái lợp ngói đỏ, đon đả mời khách, bà Nguyễn Thị Tương (60 tuổi, ngụ Hương Sơ 9) cho rằng, gia đình bà phục vụ trong quân đội, trước đây ở Trấn Bình đài (đồn Mang Cá), được di dời và cấp đất tái định cư ra đây từ tháng 12/2023. Lúc mới ra, khu này không có nước nên gia đình bà phải kéo ké nước từ khu vực Hương Sơ 7; tốn tiền mua dây ống rồi nước bị hao hụt, không làm ăn gì được, sinh hoạt cũng bất tiện. Thời gian đó, mỗi tháng nhà bà phải đóng tiền nước hơn 800 nghìn, nhưng 4 tháng trở lại đây khu này đã có nước sạch và số tiền bà bỏ ra chỉ bằng 1/3 trước đây.

Hình hài các dãy nhà ở khu tái định cư Hương Sơ được xây dựng kiên cố, thẳng tắp, từng bước tạo nên một vùng đô thị hiện đại

Hình hài các dãy nhà ở khu tái định cư Hương Sơ được xây dựng kiên cố, thẳng tắp, từng bước tạo nên một vùng đô thị hiện đại

“Tất cả là nhờ ơn Đảng, Nhà nước đã cho bà con đến nơi ở mới an toàn, tốt hơn nơi ở cũ, giúp các hộ dân có thêm sinh kế, đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, sản xuất lâu dài và bền vững. Thật sự, bà con chúng tôi như được thổi thêm một luồng sinh khí mới, tâm thế trở nên phấn chấn hơn. Chúng tôi, thật sự đã có thể chạm tay vào giấc mơ “an cư”, mở ra cuộc sống mới”, bà Tương cười tươi nói.

Ông Lê Kim Nam (Chủ tịch UBND phường Hương Sơ) là người nhiều năm đồng hành cùng “cuộc di dân lịch sử” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam đã có những phản ánh để người dân nơi đây sớm có nước sạch. Ông Nam vui vẻ cho rằng, hiện tại ở đây tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội đều bảo đảm; hi vọng trong tương lai không xa sẽ có một khu phố mới văn minh, thân thiện và giàu bản sắc.

Ông Đặng Minh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế) cho biết, theo đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì đến hết năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế. Tổng cộng có 4.915 hộ phải di dời để trả lại mặt bằng; tính đến hết tháng 9/2024, còn 39 hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Việc hoàn thành tiến độ di dời sớm hơn so với kế hoạch đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cũng như sự đồng thuận cao của người dân đối với dự án mang tính lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

 Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng một luật riêng về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá. (Hình minh họa/dautuhanghoa.vn)

Góp ý dự thảo: Cần tiếp tục nghiên cứu về tính khả thi của một số quy định

(PLVN) - Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 158 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 51 năm 2018. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 158 và Nghị định 51 (dự thảo Nghị định).

Đọc thêm

Một số vấn đề pháp lý trong quá trình thuê và cho thuê lại nhà

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Phương Chi (Hưng Yên) hỏi: Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản (KDBĐS). Chúng tôi đang nghiên cứu mô hình thuê nhà dân với giá thấp rồi decor, cho thuê lại với giá cao hơn. Xin hỏi, quy định pháp luật về vấn đề này và những rủi ro có thể mắc phải khi vận hành mô hình này?

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2024

Quy định mới về giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới từ 01/10/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Quy định mới về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước; giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới; nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; quy định mới về đánh số nhà từ 15/10/2024... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 10/2024.

Phòng, chống trục lợi quỹ BHXH theo chế độ ốm đau: Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cơ sở y tế

Cần áp dụng nhiều giải pháp toàn diện nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý tình trạng NLĐ trục lợi Quỹ BHXH theo chế độ ốm đau. (Ảnh minh họa: Đan Phương)
(PLVN) - Gần đây, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc làm giả và mua bán Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) để trục lợi Quỹ BHXH theo chế độ ốm đau đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thực trạng người lao động (NLĐ) lợi dụng chế độ ốm đau để tránh bị xử lý kỷ luật lao động.

Cán bộ của Sở KH&ĐT Hải Dương bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm: Ban Nội chính Tỉnh ủy chuyển Giám đốc Sở giải quyết

Cán bộ của Sở KH&ĐT Hải Dương bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm: Ban Nội chính Tỉnh ủy chuyển Giám đốc Sở giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng một số cán bộ Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương có dấu hiệu thiếu công tâm khi giải quyết sự việc liên quan Cty TNHH Nước sạch Bạch Đằng. Cty này có ông Nguyễn Vĩnh Thọ là Giám đốc, bà Tạ Thị Thương là Chủ tịch Hội đồng Thành viên.

Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có được lưu trú lâu dài ở Việt Nam không?

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng có chung với nhau một đứa con. Trong giấy khai sinh có tên tôi và cha của con tôi. Cha của con tôi là người nước ngoài có nhu cầu cư trú lâu dài ở Việt Nam. Trường hợp này chúng tôi cần làm gì để cha của con tôi được cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam?.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Bến Cát (Bình Dương): Luật sư đề nghị xem xét lại một số vấn đề

Ông Khanh kêu oan từ khi bị khởi tố 8 năm trước đến nay. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN có bài phản ánh, Công an Bình Dương vừa có Kết luận điều tra bổ sung 320/KLĐTBS-CSKT(P4) (KLĐTBS) tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967), cho rằng ông Khanh đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc Chi nhánh một ngân hàng tại Tây Sài Gòn) và ông Nguyễn Quang Lộc (cán bộ ngân hàng) “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.

Sự việc xã lấy lại đất khi nhà tình thương bị sập tại Củ Chi (TP HCM): UBND xã cho rằng 'tạm cho mượn đất để xây dựng nhà tình thương'

Sau khi căn nhà tình thương của cụ Cừ bị sập, xã Tân Thạnh Đông đã xây chốt dân phòng trên khu đất.
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Quan điểm trái chiều về sự việc nhà tình thương có gắn liền với đất?”, UBND xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi, TP HCM) có văn bản trả lời về sự việc sau khi nhà tình thương của cụ Lê Thị Cừ bị sập, thì xã đã xây dựng chốt dân phòng ấp 3A trên đất đó.

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?
(PLVN) -  Chơi “hụi” đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Nó mang đến nguồn lợi nhất định cho người chơi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều trường hợp người dân rơi vào cảnh khốn khó do bị “giật hụi” nhưng không biết phải làm gì để tự bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình.

Nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ

Xe tải BKS 60H-076.35. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Xe tải đứng tên cha và đang thế chấp ở ngân hàng nhưng ông Duy bị cho là vẫn làm giả giấy tờ xe (cà vẹt) thành đứng tên mình, mang bán cho người khác chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, ông Duy đã viết giấy thừa nhận hành vi.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Trần Bính (Đà Nẵng) hỏi: Công ty tôi mua hàng hóa của Công ty B. Nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng nên công ty tôi muốn trả lại hàng hóa. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa không? Trước đó, hàng hóa Công ty B xuất 10% nhưng hiện nay mặt hàng này giảm VAT xuống còn 8%? Vậy công ty tôi sẽ xuất hóa đơn trả lại là 8% hay 10%?