Người đàn ông Sơn La bị vợ cắt 'của quý' được tạo hình lại dương vật

Các bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ BVĐK Sơn La cho biết, các bác sĩ đã tạo hình lại dương vật thành công cho người đàn ông bị vợ cắt "của quý" trong lúc say rượu.

Trước đó, người đàn ông Nguyễn Văn H (Chiềng Hặc, Yên Châu) bị vợ cắt "của quý" trong lúc uống rượu say và được đi cấp cứu tại BVĐK tỉnh Sơn La.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da niêm mạc nhợt nhạt huyết áp 90/60 mmHg, hơi thở sặc mùi rượu, đau nhiều tại vùng dương vật bị cắt.

Tại bộ phận dương vật có vết cắt cụt gốc dương vật, xung quanh nhiều máu cục, khó xác định lỗ niệu đạo và tinh hoàn hai bên.

Các bác sĩ nhanh chóng đưa ra kết luận và chẩn đoán: Vết thương gây đứt lìa dương vật do bị cắt và tiến hành phẫu thuật tạo hình.

Ê kíp phẫu thuật tiến hành gây mê nội khí quản, kiểm tra vết thương rất phức tạp cắt đứt dương vật sát gốc hoàn toàn không còn dương vật và niệu đạo, 2 tinh hoàn bị cắt đứt, da bừu mất hoàn toàn, để lại vùng da khuyết hổng lớn.

Bác sĩ tiến hành khâu cầm máu vật hang, tạo hình chuyển vạt da có cuống, khâu tạo hình niệu đạo còn lại. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, vết mổ khô, đau tại vết mổ và tiếp tục được theo dõi và chăm sóc hậu phẫu tại khoa Ngoại tổng hợp.

Theo Bác sĩ Đinh Khắc Trường cho biết, ca phẫu thuật rất khó khăn cho bác sĩ vì vết thương bị cắt hết sạch, cả da cũng không còn rất khó trong tạo hình. Bên cạnh đó, dương vật bị cắt bằng dao đòi hỏi các bác sĩ phải xử trí vết thương, rửa phần bị đứt rời đúng cách để tránh bị nhiễm trùng.

BS Trường cho biết thêm, đứt lìa dương vật là dạng biến cố không thường gặp trong y khoa. Tại BVĐK tỉnh Sơn La, mỗi năm khoa ngoại tổng hợp tiếp nhận vài trường hợp bị cắt lìa dương vật.

Đứt lìa "của quý" thường xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính: Bệnh nhân tự cắt (do trầm cảm, rối loạn tâm thần); bị vợ, bạn gái… cắt (do ghen tuông, mâu thuẫn về tình cảm) hoặc do tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông…).

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.