Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì thói quen sau bữa ăn nhiều người mắc

Nội soi gắp tăm tre trong dạ dày bệnh nhân ở Quảng Nam. - Ảnh: BVCC
Nội soi gắp tăm tre trong dạ dày bệnh nhân ở Quảng Nam. - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có thói quen ngậm tăm sau bữa ăn, người đàn ông 53 tuổi phải vào viện cấp cứu vì thủng góc hồi - manh tràng.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân (nam, 53 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện với các biểu hiện: Đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải, phản ứng thành bụng rõ kèm theo sốt cao 38 - 39 độ.

Bệnh nhân có thói quen ngậm tăm sau khi ăn. Trước đó 4 ngày, vẫn thói quen cũ sau ăn, khi ngủ dậy sau bữa ăn trưa, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ, mức độ tăng dần hàng ngày rồi dữ dội vào ngày thứ 4 ở vùng hố chậu phải kèm theo sốt cao khiến bệnh nhân phải nhập viện.

Tại đây, bệnh nhân đã được thăm khám, kết hợp với chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ chẩn đoán: Thủng góc hồi - manh tràng do tăm. Bệnh nhân được mổ nội soi ổ bụng cấp cứu, lấy ra một que tăm nhọn 2 đầu với chiều dài 4 cm và phải cắt góc hồi - manh tràng.

Tượng tự, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa gắp dị vật là chiếc tăm nhọn dài gần 5cm từ dạ dày nam bệnh nhân 52 tuổi.

2 ngày trước, bệnh nhân có nhậu, sau đó thì xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tình trạng đau tăng dần nên vào viện khám.

Qua thăm khám lâm sàng và nội soi, các bác sĩ phát hiện dị vật là chiếc tăm tre dài khoảng 5cm ở trong dạ dày bệnh nhân. Trong đó, 1 đầu tăm đã ghim vào thành dạ dày gây viêm, mưng mủ xung quanh chân tăm.

Các bác sĩ nhận định, có thể thể trong quá trình nhậu bệnh nhân vô tình ngậm tăm rồi nuốt phải nhưng không phát hiện. Ê-kíp nội soi ngay lập tức đã can thiệp gắp dị vật cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi ống mềm.

Sau khi gắp dị vật, để đề phòng các biến chứng thủng dạ dày, bệnh nhân được chỉ định nhập viện để theo dõi. Sau 1 ngày, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, các triệu chứng đau giảm dần và được các bác sĩ cho xuất viện.

TS.BS Trần Ngọc Dũng - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp khám và thực hiện ca mổ cho biết: tình trạng nuốt phải dị vật gây biến chứng thủng ruột nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng và kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như: áp xe, viêm phúc mạc, rò tiêu hóa… đe dọa tính mạng bệnh nhân. Điều khó khăn cho các phẫu thuật viên trong khi phẫu thuật là làm sao tìm được dị vật và xử lý tổn thương do dị vật gây ra như thế nào để tối đa an toàn cho người bệnh mà vẫn đảm bảo được tốt chức năng của tạng bị tổn thương.

Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người cần từ bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn, nên nhai kỹ trước khi nuốt, không nên cười đùa, xem tivi, lướt web… trong khi ăn, đặc biệt là ngậm tăm trong khi ngủ để tránh nuốt phải dị vật có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Đồng thời, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nuốt phải dị vật thì người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi và xử trí kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.