Người đàn ông được 'hồi sinh' từ trái tim của một người cho chết não

Sức khoẻ của bệnh nhân hồi phục tốt. Ảnh: BV
Sức khoẻ của bệnh nhân hồi phục tốt. Ảnh: BV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - ​Sau 4 tuần được ghép tim từ người hiến chết não, bệnh nhân N.V.M (53 tuổi, Lạng Sơn) đã bình phục sức khỏe và được xuất viện.

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân M. được phát hiện bệnh cơ tim thể giãn, suy tim nhiều năm nay gần đây đã có những cơn rung thất đe doạ tử vong. Bệnh nhân đã được cấy máy đồng bộ cơ tim kết hợp máy phá rung điều trị suy tim và dự phòng đột tử. Mỗi năm, bệnh nhân phải nhập viện 3-4 lần vì suy tim.

Đại tá TS. Ngô Vi Hải - Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội cho biết, bệnh nhân M. đã được cho vào danh sách chờ ghép tim. Nếu bệnh nhân không được ghép tim thì bệnh nhân có thể bị đột tử bất cứ lúc nào.

Người hiến là một bệnh nhân nam (26 tuổi) bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, các y bác sĩ đã nỗ lực điều trị, hồi sức tích cực tìm cơ hội sống cho bệnh nhân nhưng may mắn đã không đến với bệnh nhân… Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán chết não. Sau khi nhận được thông tin về tình trạng của bệnh nhân và với tấm lòng thiện nguyện, nhân đạo, gia đình bệnh nhân đã đồng ý hiến mô, tạng để cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo khác.

Đây là ca lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não lần thứ 5 được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong ngày 9/2/2024, Bệnh viện đã tổ chức lấy - ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận - tụy, 2 tay, 2 giác mạc, đồng thời lấy phổi điều phối cho Bệnh viện Phổi Trung ương ghép…

Bệnh viện đã huy động hơn 150 cán bộ nhân viên tham gia gồm chuyên gia của các chuyên ngành, các cơ quan làm công tác tổ chức, điều phối, hậu cần, trang bị, công nghệ thông tin, công tác xã hội… để lấy-ghép đồng thời các mô, tạng gồm: Tim, phổi, gan, thận, tụy, chi thể, giác mạc và tổ chức chu đáo công tác hậu sự cho người bệnh chết não hiến đa mô, tạng.

Chiều 30 Tết (tức 9/2), những nhịp tim đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình theo dõi liên tục. Sau ghép, bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt 24/24h.

Thượng tá TS. Ngô Đình Trung - Chủ nhiệm Khoa Hồi sức ngoại khoa và ghép tạng của bệnh viện thông tin: “Chúng tôi phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép, đặc biệt áp dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau ghép cho bệnh nhân. Bệnh nhân này có tình trạng nhịp tim chậm sau ghép (khá thường gặp trên những bệnh nhân ghép tim) chúng tôi đã sử dụng máy tạo nhịp để duy trì nhịp tim cho bệnh nhân kết hợp các thuốc điều chỉnh nhịp tim. Quá trình nhịp tim chậm kéo dài gần 3 tuần, và sau đó, nhịp tim đã phục hồi, trở về trong giới hạn bình thường.”

Sức khỏe của bệnh nhân diễn biến ổn định và theo dõi đánh giá chặt chẽ. Chức năng tim ghép của người bệnh về trong giới hạn bình thường; ăn uống, sinh hoạt, vận động tốt. Đúng 4 tuần sau khi ghép tim, bệnh nhân được xuất viện trong hôm nay, ngày 8/3.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...