Người đàn ông 'cường quyền không thể áp chế, tiền bạc không thể mua chuộc'

Đền Thượng Lao thờ Bảng nhãn Lê Hiến Giản (Hình minh họa ).
Đền Thượng Lao thờ Bảng nhãn Lê Hiến Giản (Hình minh họa ).
(PLO) -Đỗ cao thuộc vào hàng Tam khôi tại một trong những khoa thi cuối triều Trần, khi mà tình hình xã hội rối loạn, triều cương nghiêng ngả, lòng người xáo trộn thì Bảng nhãn Lê Hiến Phủ lại nổi lên như tấm gương tiêu biểu cho kẻ sĩ mà “cường quyền không thể áp chế, tiền bạc không thể mua chuộc”.

Về quê hương của Bảng nhãn Lê Hiến Phủ, tư liệu ghi chép và dã sử truyền tụng có khác nhau; sách viết ông người làng Chính An, huyện Ðông Triều, lộ Hải Đông (nay thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì ghi ông người huyện Đông Kết, phủ Khoái Châu (phủ Khoái Châu xưa thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay).

Còn theo thần tích ở Nam Định, ông quê trang Thượng Lao, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định).

Dòng dõi Tô Hiến Thành

Riêng thần tích đền Thượng Lao và đền Xối Thượng ở xã Nam Thanh, huyện Nam Trực (Nam Định) cho biết, ông vốn dòng dõi Thái phó Tô Hiến Thành thời Lý; đến đời Trần, có người cháu xa là Tô Hiến Chương dời đến sinh sống tại trang Thượng Lao, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường rồi lấy vợ người địa phương tên là Lê Thị Nga.

Hai ông bà ăn ở hiền lành, tính tình nhân hậu, hay làm phúc cứu giúp người nghèo khó lại có công đem nghề dệt  dạy cho dân trong vùng nên được mọi người quý mến, kính phục.

Hiềm nỗi, vợ chồng Tô Hiến Chương mãi vẫn chưa có con. Tương truyền, sau một lần hai người mang lễ vật đến cầu tự tại Hương Sơn, bà Lê Thị Nga có thai. Ngày mồng 10 tháng 2 năm Tân Tị (1341) bà sinh hạ hai người con trai, mặt mũi khôi ngô, hình dung tuấn tú nên đặt tên chung là Đồng.

Vì hiếm muộn mới có con, hai ông bà thống nhất cho con mang họ mẹ; khi các con lớn lên chừng 5-6 tuổi mới đặt tên chính thức cho người con cả là Lê Hiến Phủ, con thứ là Lê Hiến Tứ.

Cùng học một thầy, cùng đỗ một khoa

Hai anh em Lê Hiến Phủ, Lê Hiến Tứ tư chất thông minh, đến tuổi đi học rất chăm chỉ, học lực tấn tới; thầy dạy của họ là Tiến sĩ Đào Toàn Bân, người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường (nay thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định).

Mùa xuân năm Giáp Dần (1374), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông về cung Trùng Hoa ở phủ Thiên Trường mở khoa thi Đình. Khi đi thi, để tránh phạm huý tên Thượng hoàng (Trần Phủ) nên Lê Hiến Phủ phải đổi tên thành Lê Hiến Giản. Khoa thi năm đó, con của thầy học là Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, Lê Hiến Giản đỗ Bảng nhãn, em ông là Lê Hiến Tứ đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ.

Tuyên đọc danh sách người đỗ đạt (Hình minh họa )
Tuyên đọc danh sách người đỗ đạt (Hình minh họa )

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Giáp Dần, năm thứ 2 (1374)… Tháng 2, mùa xuân. Bắt đầu đặt khoa thi tiến sĩ. Trước đây, khoa Thái học sinh, cứ 7 năm một lần thi, số đậu chỉ lấy 30 người thôi. Đình thí, số lấy đỗ không có lệ đặt nhất định.

Phàm tam quán thuộc quan học sinh, thị thần học sinh, tướng phủ học sinh và những người có tước phong đều được vào thi cả. Đến đây mới bắt đầu gọi là khoa tiến sĩ; ban cho Đào Sư Tích đậu Trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đậu Bảng nhãn, Trần Đình Thâm đậu Thám hoa, La Tu đậu hoàng giáp, cập đệ và các đồng cập đệ gồm 50 người, đều cho ăn yến và ban áo mũ, xuất thân có đẳng hạng khác nhau”. 

Con đường khoa hoạn thênh thang

Lê Hiến Giản (tức Hiến Phủ) và em ông đều được bổ làm quan. Lê Hiến Giản dần dần thăng tiến đến chức Thị lang, Trung đại phu rồi làm Đại học sĩ, Tri thẩm hình viện trông coi việc pháp luật của triều đình.  

Còn Lê Hiến Tứ quan đến Hạ đại phu, có công trong việc bình Chiêm Thành, được bổ làm trấn thủ Cao Bằng; có công dẹp giặc tại vùng Quảng Nguyên được thăng chức Trung lang tướng quân và Trấn nam tướng quân.

Anh em Lê Hiến Giản luôn nhớ đến quê hương, muốn góp phần cho sự phát triển của nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.

Theo thần tích và một số tài liệu khác nhau, hai anh em ông tổ chức đào một con sông (sông Đào giang) bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua các vùng dân cư đông đúc ở vùng Thượng Lao, Cổ Lễ (nay thuộc hai huyện Nam Trực và Trực Ninh) khơi nước đổ vào sông Ninh Cơ để thuyền bè đi lại được thuận tiện; cho đào các con ngòi dẫn dòng nước từ sông Đào giang vào các cánh đồng ở Xối Thượng, Xối Tây, Xối Trì… để người dân thuận lợi làm nông. 

Có thời gian Lê Hiến Giản được triều đình cử về làm quan ở phủ Thiên Trường, tại đây ông đã có công chuyển cư, vận động nhân dân lấn biển, khai phá đất hoang lập các làng ấp thuộc huyện Giao Thủy, Xuân Trường ngày nay.

Công tích của Lê Hiến Giản và Lê Hiến Tứ được triều đình khen ngợi, được nhân dân cảm mến, ca tụng. Đến tận ngày nay, tại 4 xã ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là Thượng Lao, Xối Thượng, Xối Tây và Xối Trì vẫn giữ gìn đền thờ và quanh năm hương khói hai ông. Có câu đối rằng: Kính tâm hợp biểu song trung lục/Thắng tích nhưng lưu tứ xã từ. Nghĩa là: Cùng bày tỏ lòng thành kính nhớ ơn hai vị trung thần/ Nêu lên tiếng tốt đẹp có đền thờ trong bốn xã.

Trung nghĩa một lòng không thay đổi

Thời Trần Nghệ Tông nắm quyền, tin tưởng ngoại thích nên Hồ Qúy Ly dần thành nhân vật khuynh loát cả triều đình, giết các đại thần không cùng phe cánh khiến nhiều người bất bình. Sử chép: “Theo lệ cũ của sảnh, đài, từ chức Đồng bình chương trở lên được ngồi ghế tựa sơn đen. Bấy giờ Trang Định Đại Vương Ngạc làm Thái úy, Quý Ly làm Đồng bình chương sự.

Tri thẩm hình viện Lê Á Phu đã bảo Ngạc bỏ ghế của Lê Quý Ly đi, không cho ngồi cùng, lại bí mật tâu vua giết Quý Ly. Mưu cơ tiết lộ, đến nỗi thất bại, bọn Á Phu, Khoái, Vân Nhi, Kha, Bát Sách, Lặc và người học sinh được tin yêu là Lưu Thường đều bị giết cả” (Đại Việt sử ký toàn thư). 

Vị Bảng nhãn cương trực (Hình minh họa )
Vị Bảng nhãn cương trực (Hình minh họa )

Thấy Hồ Quý Ly chuyên quyền, thường ngày đến làm việc ở nhà chính sự đường vẫn ngồi trên một chiếc ghế sơn đen, Lê Hiến Giản tức lắm liền nói: “Nay ông dám ngồi ghế đen, rồi nữa, ngai vàng ông cũng ngồi à?” Hồ Qúy Ly giật mình nhưng vẫn đe lại: “Xin ông hãy đổi cái bụng dạ ấy đi!”

Lê Hiến Giản không hề sợ, cứng cỏi trả lời: “Bụng dạ trời sinh, sao có thể đổi được!” Nói xong ông ngâm mấy câu thơ: Ngã tâm phỉ tịch/Bất khả quyển dã/Ngã lâm phỉ thạch/Bất khả chuyển dã. Nghĩa là: Lòng ta chẳng phải chiếc chiếu/ Không thể cuốn tròn được/ Lòng ta chẳng phải hòn đá/Không thể chuyển vần được.

Hồ Qúy Ly nghe xong giận lắm nhưng để bụng, không nói gì cả. Biết Lê Hiến Giản là người trung thành, có khí tiết nên vua Trần càng tin dùng hơn và phong cho chức Hiến Gián đại phu. 

Cái chết rung động quỷ thần

Tháng 12 năm Mậu Thìn (1388), Trần Nghệ Tông nghe lời gièm của Hồ Qúy Ly mà phế truất ngôi vua của Xương Phù đế Trần Hiện (sử gọi là Trần Phế Đế) rồi bắt thắt cổ chết, lập con út là Trần Ngung lên ngôi (tức Trần Thuận Tông).

Trần Thuận Tông tiếng làm vua nhưng thực quyền vẫn do Trần Nghệ Tông quyết định, đến tháng 12 năm Giáp Tuất (1394) thì quyền bính lại do Hồ Qúy Ly thao túng. Tháng 3 năm Mậu Dần (1398), Hồ Qúy Ly ép vua nhường ngôi cho con là Trần An, lại ép phải xuất gia tu Đạo giáo tại quán Ngọc Thanh ở thôn Đạm Thủy, xã Thủy An (nay thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Không lâu sau sợ Trần Thuận Tông còn sống sẽ ảnh hưởng đế kế hoạch cướp ngôi của mình, Hồ Quý Ly sai người đến ép Trần Thuận Tông uống thuốc độc mà chết.

Sự kiện này gây nỗi xúc động mạnh trong lòng các trung thần, nghĩa sĩ. Các đại thần do Thượng tướng Trần Khát Chân đứng đầu cùng với Thái bảo Trần Nguyên Hãng, Thượng Trụ quốc Trần Nhật Ðôn, Thượng thư Hà Ðức Lân, Đại phu Lê Hiến Giản, Hành khiển Lương Nguyên Bưu… bàn mưu diệt trừ Hồ Quý Ly, mong cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần nhưng không thành.

Phần lớn những người dự mưu và thân thích, tổng cộng hơn 370 người bị giết. Truyền rằng, trước khi bị hành hình, Lê Hiến Giản vẫn ung dung đọc bài thơ cảm khái, có câu rằng: Thốn nhẫn trừ tàn thiên địa bạch/ Thất tâm báo quốc quỷ thần tri.Nghĩa là: Tấc kiếm trừ gian trời đất biết/Tấm lòng báo quốc quỷ thần hay. 

Em ông là Lê Hiến Tứ cùng dự mưu giết Hồ Quý Ly nên cũng bị sát hại. Theo dã sử, vụ hành hình xảy ra vào ngày 12 tháng 12 năm Kỷ Mão (thần tích thì ghi là năm Canh Ngọ 1390), thi hài hai ông được đưa về chôn cất tại trang Thượng Lao bên con ngòi do họ cho đào lúc sinh thời, có 4 nàng tỳ nữ theo hầu trước đây cũng gieo mình xuống con ngòi tự vẫn, chết theo hai ông. Từ đó con ngòi này có tên là “mỹ nữ hàn khê” (ngòi mỹ nữ).

Một thuyết khác cho hay, khi Lê Hiến Giản bị xử trảm thì Lê Hiến Tứ đang ở phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), biết chuyện vội xuống thuyền buôn trốn về núi Thần Thiệu (nay thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình) nhưng vẫn bị truy tìm gắt gao; đúng một năm sau ngày chết của anh, Lê Hiến Tứ gieo mình xuống sông tuẫn tiết.

Đương thời có câu đối viếng hai anh em Lê Hiến Giản như sau: Phù chính đân tâm nguyên bất tử/Tận trung hùng khí lẫm như sinh.Nghĩa là: Phù chính nghĩa lòng son lẫm liệt không bao giờ mất/ Hết lòng trung khí mạnh mãi mãi vẫn như còn...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.