Người đàn ông có sỏi bàng quang to như quả trứng

Hình ảnh sỏi bàng quang trên phim CT-Scanner.
Hình ảnh sỏi bàng quang trên phim CT-Scanner.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công trường hợp có sỏi bàng quang kích thước 56x62x38mm bằng kỹ thuật tán sỏi ngược dòng.

Ông Đ.V.L (55 tuổi trú tại xã Đồng Thịnh) vào viện trong tình trạng đái khó, đái máu, đau tức vùng hạ vị. Ông L có tiền sử sỏi thận, sỏi bàng quang, đã dùng thuốc nam.

Khi nhập viện, người bệnh được các bác sĩ thăm khám và chỉ định cận lâm sàng. Kết quả siêu âm và chụp CT-Scanner cho thấy thận phải có sỏi kích thước 4x10mm. Bàng quang người bệnh có thành dày lan tỏa, có sỏi kích thước 56x62x38mm, phì đại tuyến tiền liệt.

Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu do sỏi /u phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh nhân được chỉ định điều trị hết tình trạng nhiễm khuẩn, sau đó phẫu thuật tán sỏi bàng quang bằng laser và nội soi cắt u phì đại tiền liệt tuyến bằng máy đơn cực.

Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 2 giờ và thành công. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng sức khoẻ người bệnh ổn định.

Theo bác sĩ Hoàng Mạnh Thuần, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, khi đi khám phát hiện có sỏi đường tiết niệu, người dân thường sử dụng thuốc nam để ra sỏi. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người, tuỳ từng loại sỏi mà uống thuốc nam không hiệu quả, nhiều trường hợp sỏi to lên gây nhiều bệnh lý về đường tiết niệu như: Đau, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu, giãn đài bể thận, trường hợp nặng hơn có thể gây suy thận, mất chức năng thận dẫn đến phải cắt thận.

Do vậy, khi có các triệu chứng đau vùng hố sườn lưng, tiểu khó, bí tiểu, tiểu đỏ, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra. Với những trường hợp đã biết có sỏi, cần đi khám định kỳ để phát hiện diễn biến và xử trí kịp thời.

Đọc thêm

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.