Người đàn ông bất ngờ phải đi cấp cứu khi đang ngồi phòng điều hòa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đang ngồi trong phòng điều hòa, người đàn ông bỗng cứng đờ 1 nửa người, không thể nói và cử động, đến viện được chẩn đoán đột quỵ não.

Trong 2 tuần qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng đáng kể. Điển hình là trường hợp người bệnh N.V.L (54 tuổi, trú tại Vĩnh Yên) nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải, đột ngột lơ mơ, rối loạn chức năng ngôn ngữ.

Ông L kể lại, sau giờ nghỉ trưa, khi đang ngồi làm việc trong phòng điều hòa, ông cảm thấy cứng đờ nửa người bên phải, không nói, không cử động và không đi đứng được.

Đồng nghiệp sau khi phát hiện đã nhanh chóng đưa ông L đi cấp cứu. Tại bệnh viện, qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ nhận định người bệnh bị đột quỵ não tối cấp. Kết quả chụp mạch máu não cho hình ảnh tắc động mạch não giữa cấp tính.

Sau khi xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ đã thống nhất áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch, hút huyết khối gây tắc mạch nhằm tái thông mạch não cho người bệnh.

Can thiệp xong, người bệnh đã tỉnh táo trở lại, sức cơ bên liệt dần phục hồi, không còn tình trạng liệt mặt, nói méo tiếng. Người bệnh được tầm soát các yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch, đột quỵ trước khi ra viện trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh 4 ngày sau đó.

Theo bác sĩ Bùi Đức Thọ - Khoa Cấp cứu của bệnh viện, nắng nóng, nền nhiệt độ tăng cao cùng nhiều cơn mưa lớn đã kéo theo nhiều loại hình bệnh tật như say nắng, say nóng, các bệnh lý truyền nhiễm, hô hấp, tiêu hóa… đặc biệt đây cũng là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.

“Trong thời tiết này, người dân hay có thói quen sử dụng điều hòa với nhiệt độ thấp đến rất thấp, gây ra sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa các phòng. Theo đó, việc di chuyển giữa các khu vực có nhiệt độ chênh lệch lớn, cơ thể phải điều chỉnh liên tục để ứng phó với sự thay đổi. Khi nhiệt độ cao, các mạch máu sẽ giãn ra để tăng cường quá trình tản nhiệt, ngược lại, khi nhiệt độ lạnh đột ngột, mạch máu sẽ co lại, sự co giãn mạch bất thường này kết hợp với các yếu tố nguy cơ hiện hữu như người có bệnh lý nền về tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, rối loạn nhịp tim… làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, tắc mạch gây nên đột quỵ”, bác sĩ Thọ thông tin.

Để phòng tránh những nguy cơ bị đột quỵ trong thời tiết nắng nóng, bác sĩ khuyến cáo: Người già và người mắc bệnh mạn tính nên hạn chế ra ngoài đường khi nắng gắt, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn khi trời đã dịu mát.

Người dân có thể dùng điều hòa để làm mát nhưng chỉ nên giới hạn nhiệt độ ở khoảng 27 độ C cùng mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày để giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông). Đồng thời xây dựng lối ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát cân nặng ổn định và không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Người dân cũng cần đặc biệt cảnh giác với các dấu hiệu sớm của tai biến và đột quỵ, khi thấy bản thân hoặc người xung quanh xuất hiện những biểu hiện như: Đau nhức đầu; Hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng; Không thể cử động tay, tê cứng hoặc yếu liệt 1 bên cơ thể; Sự biến đổi bất thường trên khuôn mặt: liệt cơ mặt, méo miệng, mặt xệ xuống; Khó nói, nói đớ, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường;Thay đổi hành vi như rối loạn tâm thần, mất phương hướng, lên cơn co giật; Ngất xỉu, bất tỉnh...

Lúc này cần ngay lập tức chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để không bỏ lỡ “thời gian vàng", cứu cứu người bệnh kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.