Người đàn ông 3 lần nôn ra máu sau bữa rượu

Bệnh nhân nôn ra khoảng 500ml máu.
Bệnh nhân nôn ra khoảng 500ml máu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông ở Nghệ An 3 lần nôn ra máu vì uống rượu, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Một bệnh viện tại Nghệ An vừa tiếp nhận bệnh nhân nhập viện qua trong tình trạng nguy kịch, có dấu hiệu kích thích, da nhợt nhạt, mạch yếu, huyết áp giảm sâu về 80/40mmHg, sốc mất máu.

Bệnh nhân T.C.D, 48 tuổi ở Quỳnh Ngọc, tiền sử lạm dụng rượu, đi khám vì nôn máu 3 lần tại nhà.

Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân nôn ra khoảng 500ml máu thẫm lẫn máu đông. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa cao/lạm dụng rượu.

Nhận định tình trạng tối cấp cứu có nguy cơ ngừng tuần hoàn và tử vong cao, các bác sĩ chỉ định đặt ít nhất 2 đường truyền tĩnh mạch, xả dịch liên tục, đặt vận mạch nâng huyết áp, sandostatin kiểm soát và chống chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, PPI bolus + duy trì liên tục,theo dõi huyết động bằng máy Mornitoring. Dự trù máu và huyết tương nhằm bù khối lượng tuần hoàn.

Hội chẩn cấp cứu bác sĩ nội soi cấp cứu can thiệp cầm máu thắt 6 điểm chảy máu kịp thời và có bác sỹ gây mê theo dõi liên tục.

Sau hơn 1 giờ cấp cứu, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn với huyết động tạm ổn định. Sau đó bệnh nhân được tiếp tục điều trị và theo dõi liên tục, theo phác đồ tại phòng cấp cứu.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ chỉ ra một số lưu ý để phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa:

  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh.
  • Không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả để dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa từ 4-5 bữa/ ngày.
  • Nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và chất khoáng như: cơm, mỳ, khoai và nhiều loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng.
  • Tránh ăn thức ăn lên men chua, ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có gas gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tiêu hóa, làm giảm chức năng gan, thận tăng nguy cơ của bệnh.
  • Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho cỗ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa và cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcal/ kg cân nặng/ ngày.
  • Khi bệnh nhân bị xuất huyết, tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có phương án điều trị thích hợp, nhưng trước hết phải theo những mục tiêu chung: chống sốc, cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyên nhân.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...