Người dân ở Nam Sách 'đua nhau' cắt hành thuê kiếm tiền tiêu Tết

Bà con cắt hành thuê kiếm tiền tiêu Tết.
Bà con cắt hành thuê kiếm tiền tiêu Tết.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày đầu tháng 1 này, người dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nam Sách (Hải Dương) rộn ràng rủ nhau đi cắt hành thuê. Trẻ em cũng háo hức theo bà, theo mẹ... đi cắt hành với mong muốn có tiền tiêu Tết.

Thời điểm thu hoạch hành cận kề dịp Tết là dịp để người dân khắp "làng trên xóm dưới" đi cắt hành thuê (thu hoạch củ hành - PV), nhất là người trung tuổi và trẻ em. Bà Trần Thị San (thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách) cho biết, phụ nữ ngoài 50 tuổi ở thôn thường làm nông nghiệp hoặc chăm sóc gia đình nên mong đến vụ hành để thêm thu nhập. Còn học sinh đã thi xong học kỳ cũng theo bà, theo mẹ ra đồng cắt hành. Số tiền kiếm được đủ để các em mua bộ quần áo mới diện Tết.

Hành là một trong những cây trồng phổ biến ở huyện Nam Sách, huyện Kinh Môn (Hải Dương).

Hành là một trong những cây trồng phổ biến ở huyện Nam Sách, huyện Kinh Môn (Hải Dương).

Mùa thu hoạch hành diễn ra khoảng 1 – 2 tháng. Việc cắt hành không gò bó về thời gian nên bà con vừa làm việc nhà vừa tranh thủ ra đồng, trung bình mỗi người cắt chừng 5 - 6 giờ/ngày. Mỗi cân hành được trả công cắt 1.000 đồng; hành bé tốn công hơn được trả 1.200 – 1.500 đồng/kg.

"Một ngày tôi cắt 1,2 – 1,5 tạ hành. Hôm nào có nhiều nhà thuê cắt,còn phải "chạy xô" từ nhà này sang nhà khác mà không hết việc", bà San chia sẻ.

Ngoài cắt hành thuê, người dân còn lượm dọc hành/ lá hành về nhặt sạch đem bán cho các chủ thu mua. Mỗi kg dọc có giá 5.000 – 7.000 đồng/1kg. Ngày nhiều mỗi người được 20 – 25kg, ngày ít được 10 – 15kg. Thời điểm cao vụ, có ngày mỗi người dân kiếm được vài trăm nghìn.

Tuy không phải ngày nào cũng có người bán và thuê cắt hành song mỗi vụ bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến) vẫn kiếm được gần 10 triệu đồng. “Với số tiền này tôi thoải mái để tiêu Tết. Tôi có thể sắm được vài thứ đồ dùng cho bản thân, không phải dùng tiền của con cháu. Nhờ cắt hành thuê, có người kiếm được trên 10 triệu đồng, còn mua được cả vàng để tích luỹ”, bà Xuân "khoe".

Bà Sớ (gần 80 tuổi, thôn Cao Đôi) có “thâm niên” cắt hành thuê. Theo bà, đây là thời gian dễ kiếm tiền nhất trong năm đối với những người già như bà. "Mấy năm trước khi sức khoẻ còn tốt, tôi mải mê cắt làm thông cả buổi trưa, không kịp ăn cơm", bà Sớ kể.

Hành ở huyện Nam Sách đang vào vụ thu hoạch nên rất đông người dân đi cắt thuê.

Hành ở huyện Nam Sách đang vào vụ thu hoạch nên rất đông người dân đi cắt thuê.

Nhờ có vụ hành mà người cắt thuê có thể kiếm được cả chục triệu đồng tiêu Tết.

Nhờ có vụ hành mà người cắt thuê có thể kiếm được cả chục triệu đồng tiêu Tết.

Không chỉ ban ngày, bà Lan (xã Nam Chính, huyện Nam Sách) cho biết, nhiều người còn mang đèn pin đi cắt hành trong đêm. Có hôm, chủ ruộng hành cần thu hoạch gấp, dù trời rất lạnh, bà Lan và các “đồng nghiệp” của mình vẫn không quản ngại vác dao, rổ, ghế đi cắt hành từ 2 giờ sáng. Khi về, mỗi bà lại mang về rất nhiều dọc hành để nhặt bán. Ai cắt được nhiều hành củ thì sẽ được nhiều dọc hành.

Ngoài ra đồng cắt hành củ thuê, người dân còn mang dọc hành/lá hành về nhà nhặt sạch đem bán.

Ngoài ra đồng cắt hành củ thuê, người dân còn mang dọc hành/lá hành về nhà nhặt sạch đem bán.

“Chúng tôi hay trêu đùa nhau rằng: 'ma hành dụ dỗ nên mới thành vậy'. Tính ra những ngày đi cắt hành được lợi cả đôi đường, vừa có tiền vừa đỡ được bữa cơm trưa”, bà Sớ hài hước nói.

Nhiều gia đình thuộc diện nghèo khó ở địa phương nhưng nhờ có vụ hành mà có "đồng ra đồng vao". Mùa hành, họ thường kéo cả nhà đi cắt hành thuê, đủ tiền để có một cái Tết ấm cúng.

Mấy năm gần đây, việc tiêu thụ hành khá tốt, nhiều thương lái thu mua tận ruộng nên người dân ở huyện Nam Sách cũng mạnh dạn trồng nhiều hơn. Nhà ít cũng vài sào, nhà nhiều lên tới vài mẫu. Trồng hành tuy vất vả, giá cả khi mua giống và khi thu hoạch thường bấp bênh nhưng so với việc trồng lúa thì thu nhập từ trồng hành vẫn cao hơn.

“Năm nào “sốt” hành, giá bán cao, mỗi sào được tầm 10 - 12 triệu đồng, giá thấp cũng được 6 - 7 triệu đồng/1sào. Còn 1 sào lúa phát triển tốt cũng chỉ được khoảng 1,7 triệu đồng, đó là năm giá thóc cao và chưa trừ đi chí phí”, một người dân địa phương chia sẻ.

Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Nam Sách, vụ đông năm nay, toàn huyện trồng trên 1.600ha hành, tăng hơn 100ha so với vụ đông năm ngoái. Trong đó, xã An Lâm có diện tích trồng lớn nhất với 226ha; tiếp đó là xã An Bình với 180ha; xã Nam Trung 170ha và xã Hợp Tiến trên 140ha. Đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được trên 80% diện tích.

Tin cùng chuyên mục

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Đọc thêm

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Các đại biểu ấn nút phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.